Hotline 24/7
08983-08983

Mắc đồng thời cường giáp và suy tim, có nên điều trị song song?

Câu hỏi

Xin hỏi bác sĩ, Tôi đang điều trị cường giáp. Kết quả siêu âm tim: Dãn thất trái Giảm động vách liên thất EF: 54% (T-MODE) EF: 50% l (pp-Simpson) Rối loạn chức năng tâm trương thất trái E/A<1 Van hai lá hở 1/4 Van động mạch chủ hở 1/4 Tăng áp phổi nhẹ 35mmHg. Thời gian vừa rồi từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018 tôi bị cấp cứu khoảng 9 lần do nhiễm độc giáp, suy tim rung nhĩ. Nhưng từ khi bệnh cường giáp ổn định thì trạng thái các bệnh rung nhĩ kiếm tra không còn nhưng tim vẫn còn với kết quả vừa kiếm tra ở trên. Xin hỏi tôi có phải điều trị song song 2 bệnh trên hay chỉ điều trị cường giáp thôi?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào anh,

Do tuổi của anh đã cao, nên không thể loại trừ bệnh lý của tim có liên quan đến xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành. Bằng chứng là khi siêu âm tim của anh có giảm động một vùng, gợi ý bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Bệnh cường giáp cũng có thể gây nên di chứng cho tim về lâu dài nếu không điều trị sớm, ngoài ra tình trạng rung nhĩ, suy tim do cường giáp làm cho bệnh mạch vành trầm trọng hơn, gây nên tổn thương cơ tim không hồi phục.

Nhiều trường hợp bệnh tim do cường giáp có thể hồi phục chức năng cơ tim trở về bình thường sau khi bệnh tuyến giáp ổn định, nhưng trong giai đoạn này vẫn phải giải quyết song song cả hai vấn đề anh nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân...

Thông thường, khi được phát hiện, bệnh cường giáp có thể được điều trị dễ dàng bằng các biện pháp nội khoa. Tức là người bệnh chỉ cần uống thuốc để điều trị. Các thuốc kháng giáp tổng hợp, các thuốc chẹn beta giao cảm hoặc an thần sẽ được bác sĩ kê toa cho bệnh nhân cường giáp. Tuy nhiên, cần chú ý là thời gian điều trị bệnh cần kéo dài liên tục 12-18 tháng, cho nên người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc khi thấy không còn các triệu chứng của bệnh.

Tình trạng lâm sàng của người bệnh sẽ được cải thiện sau khoảng 2- 4 tuần, các xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng dần hồi phục sau đó, TSH thường cải thiện chậm hơn.

Trong một số trường hợp, tình trạng bướu cổ to gây ảnh hưởng thẩm mỹ, hoặc bướu tái phát nhiều lần, bướu có thể được giải quyết bằng phương tiện ngoại khoa hoặc uống đồng vị Iod phóng xạ.

Cường giáp là một tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp, có nhiều biểu hiện lâm sang, gây ra các rối loạn chuyển hóa, tác động đến toàn bộ cơ thể.

Cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, do vậy, khi gặp các dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X