Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao phân biệt trúng gió với đột quỵ, AloBacsi?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Đột quỵ hay bị lầm với trúng gió. Làm sao để biết đâu là đột quỵ, khi nào là cảm trúng gió vậy BS? Xin bác sĩ Cường tư vấn chi tiết cho chúng tôi biết để khi nào cần đưa đi cấp cứu ngay, khi nào có thể cạo gió do cảm gió? Chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe BS Cường. (Nguyễn Thị Năm - Mỹ Tho)

Trả lời
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chào bạn,

 

Đây là câu hỏi rất thường gặp, người dân đa phần là nhầm lẫn giữa 2 bệnh này.

 

Đột quỵ là bệnh rất nặng, nguy cơ cao, đa số các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện về thần kinh như yếu liệt tay chân, nói khó, miệng méo… Để nhận biết một bệnh nhân đột quỵ ta dùng các dấu hiệu khá đơn giản như sau: dùng khẩu hiệu: FAST:

 

+F: Face khuôn mặt của người bệnh bị méo một bên, có thể nhìn rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng hoặc khi nói chuyện. à Bảo người đó cười nhe răng và quan sát khuôn mặt.

 

+A: Arm yếu tay chân. Đa số bệnh nhân đột quỵ sẽ có dấu hiệu yếu tay chân cùng bên (nửa bên trái hoặc nửa bên phải). Nếu có yếu liệt nửa bên cơ thể thì gần như chắc chắn bệnh nhân bị đột quỵ chứ không phải là trúng gió. à Bảo người đó đưa tay, chân lên và quan sát.

 

+S: Speech giọng nói. Người bị đột quỵ thường bị nói khó, nói không thành tiếng hay phát âm không rõ ràng. Nhất là khi nói các từ khó. Ví dụ như: tre, trung, trúc... thường là người bệnh sẽ không phát âm được. Trong trường hợp đột quỵ nặng, người bệnh không nói được và thậm chí hôn mê.

 

+T: Time thời gian. Nếu bệnh nhân có những dấu hiệu như trên thì thời gian là não (time is brain), hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến “trung tâm đột quỵ gần nhất”. Đây là khẩu hiệu chung cho các nước trong vấn đề chẩn đoán và điều trị đột quỵ.

 

- Trúng gió: Trong y học hiện đại (Tây y) thường không sử dụng danh từ “bệnh trúng gió”. Tuy nhiên theo các dấu hiệu dân gian và giải thích cho dễ hiểu, bệnh nhân trúng gió thường không có các dấu hiệu thần kinh như trên. Bệnh trúng gió thường liên quan đến thời tiết như nhiễm lạnh, say nắng… Bệnh nhân thường hay có sốt, mệt mỏi, đau nhức, đau họng liên quan đến các tác động môi trường. Người bệnh không có các dấu hiệu mặt méo, yếu tay chân và nói khó.

 

Bệnh nhân “trúng gió” thường tỉnh táo như bình thường. Nếu những trường hợp “trúng gió” có kèm theo các biểu hiện về thần kinh thì cần loại bỏ hai từ “trúng gió” mà thay ngay bằng đột quỵ và chuyển bệnh nhân đế cơ sở y tế để được chẩn đoán.

 

Nói chung, bệnh nhân đột quỵ cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể. Thời gian trước 6 giờ gọi là thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân tắc nghẽn mạch máu.

TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM

Trích nội dung: “TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM - tư vấn về bệnh Đột quỵ.”

 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X