Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để móng chân mọc quặm khỏi sưng viêm?

Câu hỏi

Bác sĩ cho mình hỏi, Phần da ở khoé chân của mình bị sưng, đau nhức và đã 5 ngày trôi qua nó lại càng đau, không có dấu hiệu khỏi. Mình phải làm gì để nó hết sưng viêm ạ?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Tình trạng này nhiều khả năng là em bị chín mé rồi. Tình huống khóe móng chân mọc quặm vào thịt gây đau nhức, làm mủ gọi là chín mé do móng quặm (móng quặp). Móng quặp (móng chân mọc ngược) là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi móng chân thay vì dài ra phía trước như bình thường, nó lại phát triển bất thường và đâm vào vùng da và thịt xung quanh gây đau nhức và tụ mủ. Tình trạng này dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng ở da gây ra nhiều đau đớn cho bạn. Bệnh này thường gặp ở ngón chân cái, các ngón chân khác cũng có thể gặp những ít hơn.

Tình trạng này cần được bác sĩ tiểu phẫu cắt sâu vào khóe móng tới tận gốc móng, lấy ra hết phần móng quặm tới tận chân móng, rồi làm sạch. Em có tự dùng dung dịch sát khuẩn để rửa thì cũng không tự hết được. Nếu ra tiệm làm móng mà làm thì sẽ đau nhiều do không gây tê, cũng có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng, uốn ván, nhiễm các bệnh xã hội như HIV do dùng dụng cụ không vô khuẩn.

Do vậy, tốt hơn hết là em đến khám tại chuyên khoa Ngoại tổng quát hoặc chuyên khoa Ngoại Da liễu để bác sĩ xử trí cho em, đăng ký tại phòng khám là được.

Bệnh này dễ tái phát, cách phòng ngừa bao gồm không mang giày quá chật (giày bít mũi), không để chân ngâm lâu trong nước (thường do vấn đề nghề nghiệp), bỏ thói quen lấy khoéo chân - lấy da, cần cắt móng chân gọn gàng thẳng, không để lại cạnh sắt.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Các yếu tố làm cho móng chân mọc ngược có thể là do mang giày chật, cắt tỉa móng không đúng cách, hoặc do móng chân được uốn cong bất thường.

Hơn nữa, những người có máu lưu thông kém như bệnh nhân tiểu đường dễ bị tổn bị móng chân mọc ngược.

Có một số triệu chứng khá rõ như sưng, tấy đỏ và đau cũng như nhiễm trùng trong trường hợp không được điều trị đúng cách.

Nếu móng tay bị nhiễm trùng, sẽ có sưng và đỏ tại khu vực xung quanh móng tay, xả chảy dịch nước cũng như mủ và thậm chí cả máu.

5 thủ thuật điều trị móng chân mọc vào trong:

- Nước ấm
Ngâm bàn chân trong nước ấm khoảng 15 phút. Thực hiện 3-4 lần mỗi ngày.

- Giấm rượu táo
Thành phần từ giấm rượu táo có thể điều trị móng chân mọc ngược nhờ chống viêm và sát khuẩn. Trộn giấm táo và nước với tỷ lệ 1:1 vào các bồn tắm. Đặt chân vào bồn tắm và ngâm khoảng 20 phút. Sau đó, lau khô bàn chân.
Thực hiện cách này 2-3 lần mỗi ngày.

- Củ nghệ
Các hợp chất curcumin từ củ nghệ được coi là cách điều trị móng chân mọc vào do tác dụng giảm đau, chống viêm và sát khuẩn của nghệ.
Tạo hỗn hợp sệt từ dầu mù tạt và ½ muỗng cà phê bột nghệ. Đặt hỗn hợp lên móng chân mọc ngược. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

- Cắt móng đúng cách
Tránh cắt móng quá dài, quá ngắn hoặc cong để móng không bị tổn thương, tạo điều kiện cho móng mọc ngược.

- Mang giày dép thoáng
Khi bị móng chân mọc vào trong, bạn nên mang dép hoặc giày hở mũi để cung cấp thêm không gian cho các ngón chân thở và chữa lành nhanh hơn.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X