Hotline 24/7
08983-08983

Làm cách nào để giảm bớt rối loạn lo âu?

Câu hỏi

Chào BS ạ,

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1, 4 ngày sau tôi xuất hiện tình trạng lo lắng, hồi hộp mà không biết đang lo lắng vấn đề gì.

Chân tay tê, lạnh, đổ mồ hôi, nhịp tim tăng, khó thở, choáng váng, khó đi lại, cảm giác như sắp ngất.

Tôi đã tiêm 3 mũi vắc xin và tình trạng trên kéo dài từ lúc tiêm mũi 1 đến bây giờ đã gần 1 năm nhưng không hết. Đặc biệt những tình trạng trên hay xuất hiện khi tôi đi ra khỏi nhà, đi vào chỗ đám đông.

Thậm chí lo âu và những biểu hiện trên xuất hiện ngay cả khi tôi nghĩ về những lịch hẹn làm gì đó. Xin hỏi bác sĩ liệu có phải tôi bị rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn lo âu hay không?

Phải làm sao để hết tình trạng này để có thể tái hòa nhập trong công việc cũng như xã hội?

(Vũ - vuma...@yahoo.com)

Trả lời

Rối loạn lo âu cần sớm được nhận biết và điều trị, tránh những tác hại cho sức khỏe về sau

Chào bạn,

Đối với người có bệnh lý tim mạch nền, nếu có cảm giác hồi hộp, mệt mỏi thì thường cần kiểm tra lại chức năng tim mạch xem có chuyển biến xấu hơn hay không.

Trường hợp lo âu chỉ xảy ra khi ở giữa đám đông hoặc khi có stress công việc thường là dấu hiệu “tích cực” hơn, chủ yếu do những vấn đề trong cuộc sống, tâm lý hơn là do bệnh tim.

Chẩn đoán rối loạn lo âu (hay rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim) là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Người bình thường cũng có đôi khi có cảm giác lo lắng, sợ hãi trước những vấn đề quan trọng trong cuộc sống, nhưng thường sẽ trở về bình thường khi những đe dọa, áp lực, thách thức… qua đi.

Nếu không có lý do gì mà vẫn có cảm giác lo sợ, kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì đây là một bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần kinh, khá thường gặp.

Nguyên nhân của rối loạn lo âu hiện chưa được biết rõ, có thể liên quan đến lạm dụng các chất kích thích, rượu bia, do di truyền, các yếu tố môi trường như chấn thương tâm lý lúc nhỏ, cuộc sống có nhiều áp lực, căng thẳng, do các vấn đề bệnh lý liên quan đến thể chất, sau cú shock tâm lý…

Trong cuộc sống hằng ngày, để giảm bớt lo âu vô cớ, bạn nên rèn luyện vận động thể lực, tập hít thở theo các bài tập yoga, thiền, không uống uống rượu, hút thuốc lá, hạn chế trà, cafe.

Giấc ngủ đủ và đúng giờ rất quan trọng, kết hợp với suy nghĩ tích cực, và bạn cũng nên chia sẻ vấn đề lo lắng với người thân để nhận được lời khuyên hữu ích.

Sức khỏe tinh thần hết sức quan trọng, cần được chú trọng.

Nếu bệnh dai dẳng thì cần khám và điều trị theo bác sĩ tâm thần kinh thì bệnh mới mau khỏi, bạn nhé!

Thân mến.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X