Hotline 24/7
08983-08983

Khổ qua, dây thìa canh có chữa được tiểu đường như lời đồn?

Câu hỏi

Thưa PGS Nguyễn Thị Bay, làm sao để ổn định đường huyết, sử dụng thảo dược từ thiên nhiên hỗ trợ như thế nào cho người bệnh?

Trả lời

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay

Nguyên Trưởng bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM - Bệnh viện đại học Y dược TPHCM

Thuật ngữ đái tháo đường trong đông y không xuất hiện. Tuy nhiên những mô tả về triệu chứng học khi bệnh nhân có đường huyết tăng cao có trong y học cổ truyền. Đường huyết tăng cao có khi không có triệu chứng, nhưng một thời gian dài sẽ xuất hiện các dấu hiệu “các nhiều”: dù ăn nhiều vẫn có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều vẫn gầy, rất khát nước, uống bao nhiêu vẫn không có cảm giác đã khát dẫn đến đi tiểu nhiều, gây ra hội chứng tiêu khát. Nhưng qua nhiều nghiên cứu hội chứng này cũng xuất hiện ở một số bệnh mãn tính như cường giáp, thể trạng huyết áp tăng cao…

Vì vậy hội chứng tiêu khát không đồng nghĩa với đái tháo đường, nhưng trong đông y có mô tả tiêu khát xuất hiện khi đường huyết tăng cao.

Thông thường bệnh nhân không biết mình bị tiểu đường, chỉ qua xét nghiệm đường mới biết bản thân mắc đái tháo đường.

Bên cạnh đó có 1 số trường hợp muộn xuất hiện biến chứng, đến thầy thuốc điều trị mới biết mắc bệnh tiểu đường.

Không thể căn cứ vào những triệu chứng để kết luận mắc bệnh tiểu đường, chỉ có thể nhận diện bệnh bằng xét nghiệm đường huyết lúc đói mới chính xác nhất, mọi triệu chứng chỉ mang tính báo động để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Trong thời gian khám chữa bệnh, tôi có trường hợp một bệnh nhân rất hay. Bạn ấy 26 tuổi, tình cờ phát hiện đái tháo đường khi đi khám sức khỏe, đang là người trẻ tuổi, có nhiều kế hoăc. Bạn trẻ đó đã đọc nhiều các nghiên cứu, thử sử dụng và sau đó đến khám bệnh và hỏi ý kiến, tôi đã đưa ra một vài giải pháp.

Sau đó, bạn có đọc tài liệu về khổ qua thấy giúp ổn định đường huyết và quyết định dùng loại thảo dược này bằng cách ép uống ngày 2 trái lớn. Thời gian sau thì sử dụng thêm khổ qua rừng. Bạn ấy sử dụng và được hướng dẫn theo dõi với thầy thuốc, tập luyện theo chỉ định thì đường huyết ổn định rất lâu sau đó.

Điều đó cho thấy, thảo dược góp phần điều trị bệnh như thế nào còn tùy thuộc vào lượng đường trong máu của người bệnh, giai đoạn, cơ địa và cơ chế nào gây tăng đường huyết.

Chẳng hạn, như chúng ta đã biết, đã có nhiều nghiên cứu về khổ qua tốt cho người bệnh tiểu đường. Thực chất, căn bệnh đái tháo đường xảy ra khi insulin trong tuyến tụy không mở được cánh cửa đưa đường vào trong tế bào, thì chất có trong trái khổ qua có công dụng thúc đẩy, tránh tình trạng kháng insulin, để màng tế bào mở rộng cửa đưa đường vào.

Bên cạnh khổ qua còn có dây thìa canh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra nó có cơ chế, trong đó quan trọng nhất là cạnh tranh với sự hấp thu nơi niêm mạc ruột, vấn đề đề kháng insulin và nó hoạt hóa những insulin bất hoạt. Như thầy Hoàng đã nói, nhiều khi tụy vẫn sản xuất insulin bình thường nhưng không hoạt động. Dây thìa canh lại có tác động làm kích hoạt nó.

Nhưng vấn đề là những nghiên cứu này có tác dụng ổn định đường huyết, hạ đường huyết khi thực nghiệm trên động vật. Cần có thử nghiệm trên người, nghiên cứu để đánh giá hiệu quả thực sự.

Đông dược không phải cơ chế trúng đích như Tây y, sốt thì dùng hạ sốt, nhiễm trùng dùng kháng sinh, mà là làm cơ thể đẩy lùi bệnh tật.

Hiện nay, khá nhiều loại thảo dược như khổ qua, giảo cổ lam, vú sữa đất, dây thìa canh... đã được thử nghiệm nhận thấy có tác dụng ổn định đường huyết.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X