Hotline 24/7
08983-08983

Khô miệng sau xạ trị K vòm, khắc phục sao?

Câu hỏi

 

Xin chào bác sĩ! Bác sĩ cho tôi hỏi, cha tôi năm nay 56 tuổi, bị K vòm (bên trái), điều trị đã ổn được 6 năm. Trước đây điều trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị (hóa trị 3 lần, xạ trị 36 mũi).

Trong vài tháng gần đây, cổ và cạnh xương hàm trái bị sưng và căng cứng, khó ăn, khô miệng, có hiện tượng rát nóng, mệt, khó thở.

Cha tôi đã đi thăm khám tại bệnh viện, được bác sĩ cho biết đó là do ảnh hưởng của hóa trị, xạ trị trước đây gây ra. Xin bác sĩ tư vấn thêm về hiện tượng trên, và cách khắc phục như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

(Đỗ Dư Tài - David2...@gmail.com)

 

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Khô miệng có thể do tác dụng phụ sau xạ trị hoặc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Chào bạn,

Khô miệng là một tác dụng phụ thường gặp sau xạ trị ung thư ung thư vùng đầu - cổ, do tuyến nước bọt bị tổn thương. Thông thường phải mất khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn để các tuyến nước bọt tái sản xuất nước bọt sau điều trị xạ trị. Một số bệnh nhân thấy khô miệng được cải thiện trong năm đầu tiên sau xạ trị. Tuy nhiên, đa số sẽ tiếp tục bị khô miệng kéo dài ở các mức độ khác nhau.

Nếu tình trạng khô miệng chỉ mới xảy ra trong vài tháng gần đây, bác sĩ nghi ngờ có liên quan tới bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng xảy ra do cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả khiến dịch từ dạ dày trào ngược vào thực quản gây cảm giác bỏng rát. Bệnh thường đáp ứng tốt với thuốc uống và sự thay đổi lối sống sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ.

Về các biện pháp không dùng thuốc, cần ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa, chú ý không ăn quá no, không nằm ngay sau khi ăn ít nhất 3 giờ, nằm đầu cao bằng gối dày, tránh mặc quần áo quá chật, ngưng hút thuốc lá, tránh ăn thức ăn giàu chất béo, chocolate, gia vị chua, cay quá mức, tránh rượu bia, nước giải khát có gas, cà phê. Quan trọng nhất là phải giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, có chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý.

Bạn cũng nên sắp xếp đưa chú đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá để khảo sát thêm về triệu chứng, đánh giá mức độ và điều trị bạn nhé!

Thân mến!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X