Hotline 24/7
08983-08983

Huyết áp là 147, liệu em có bị cao huyết áp?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em 28 tuổi em bị bệnh tim nhịp nhanh kịch phát trên thất khi mang thai tháng thứ 7 cách đây 5 năm. Em mới mổ 1 năm nay. Nhưng mấy tháng nay em hay bị đau đầu vùng sau cổ và chân tóc ạ. Hôm nay em đo thử huyết áp và thấy 147. Em lên mạng tìm hiểu các triệu chứng của bệnh cao huyết áp thì thấy em hay bị các triệu chứng đó lắm ạ. Bác sĩ cho em hỏi em có phải bị bệnh cao huyết áp không, em phải chữa như thế nào ạ?

Trả lời
Huyết áp cao. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Huyết áp cao. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tôi cần thêm thông tin, dữ liệu về quá trình bệnh lý cụ thể của em mới tư vấn được kỹ hơn. Chẳng hạn bệnh tim nhịp nhanh kịch phát trên thất em có được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ Tim mạch không? Nếu có, thuốc đang dùng là gì? Em đã mổ 1 năm nay là phẫu thuật gì?

Việc đau vùng cổ và chân tóc mấy tháng nay thì em nên đến bác sĩ khám để xác định bệnh lý cụ thể và điều trị. Có thể khi em bị đau sẽ làm cho huyết áp tăng, vì vậy em nên đến bác sĩ Tim mạch khám thêm để xác định chắc chắn có bị huyết áp cao hay không để điều trị thích hợp.

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:



Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài bệnh có thể dẫn đến nhiều biến cố trầm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.

Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau) ví dụ như 120 trên 80 (viết là 120/80 mmHg). Bạn bị cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường (lưu ý: những chỉ số dưới đây áp dụng đối với những người không dùng thuốc huyết áp và chưa có tiền sử bệnh.)

- Huyết áp bình thường hầu như thấp hơn 120/80 mmHg;
- Cao huyết áp (tăng huyết áp) là khi huyết áp của bạn đạt mức 140/90 mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài;
- Nếu chỉ số huyết áp của bạn là 120/80 mmHg hoặc cao hơn, nhưng dưới 140/90 mmHg thì đó là tiền cao huyết áp.

Bệnh cao huyết áp rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi.

Hầu hết các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân. Đây được gọi là cao huyết áp nguyên phát.

Một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra huyết áp cao, được gọi là cao huyết áp thứ phát.

Một số loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể gây ra huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể làm huyết áp tăng.

Cao huyết áp gây ra do thuốc, sau khi ngừng thuốc có khả năng không thể trở lại bình thường ngay lập tức, nó có thể mất vài tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu huyết áp của bạn không trở lại bình thường.

Trẻ em dưới 10 tuổi mắc cao huyết áp thường là cao huyết áp thứ phát do bệnh khác gây ra, ví dụ như bệnh thận. Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giải quyết được bệnh cao huyết áp.

Các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp như béo phì, ăn mặn, hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại kém vận động hoàn toàn có thể cải thiện được khi chúng ta thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đối với những người trong gia đình có người thân bị cao huyết áp hoặc có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì nên kiểm tra huyết áp thường xuyên từ khi còn trẻ. Khi bệnh xảy ra, thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là điều đầu tiên trong quản lý bệnh, sau đó mới đến vai trò của các thuốc hạ áp.


BS.CK2 Ngô Thị Cẩm Hoa
Phụ trách khoa Khám và điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X