Hotline 24/7
08983-08983

Hôi miệng, ợ sau khi ăn, thức ăn vướng cổ, con nên khám dạ dày ở đâu?

Câu hỏi

Chào BS, Miệng con bị hôi, răng miệng ổn, amidan thì đã cắt rồi. Không biết con có bị hở van dạ dày không? Con có đi khám nội soi dạ dày, kết quả là tâm vị đóng kín và bị viêm xung huyết hang vị dày. Con luôn bị ợ sau khi ăn và cảm giác thức ăn ở lại cổ rất khó chịu. Xin BS tư vấn giúp con ạ. Con nên đi khám dạ dày ở đâu là tốt nhất? Con ở TPHCM. Cảm ơn BS ạ.

Trả lời
Cảm giác thức ăn vướng lại cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cảm giác thức ăn vướng lại cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Em đã nội soi dạ dày và kết quả là tâm vị đóng kín, chỉ bị viêm sung huyết hang vị, nhưng em luôn có cảm giác thức ăn vướng lại cổ sau ăn, đó là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, chứ không phải cứ nhất định phải là hở van dạ dày mới bị. Trào ngược dạ dày là căn bệnh mới được gọi tên khoảng 30 năm trở lại đây. Bệnh rất phổ biến nhưng lại ít người biết đến mà thường nhầm lẫn sang nhiều bệnh lý khác như: viêm dạ dày, viêm họng, hôi miệng…

Do đó, em nên khám và điều trị bệnh ở chuyên khoa Tiêu hóa là tốt nhất. Hiện tại AloBacsi chỉ là kênh tư vấn sức khỏe tình nguyện (miễn phí cho bạn đọc), không nhận điều trị bệnh, và cũng không phải là nơi thẩm định chất lượng của các cơ sở y tế trên toàn quốc, do đó chúng tôi chỉ có thể khuyên em nên ưu tiên khám tại BV gần khu vực sinh sống và nơi đăng ký BHYT trước. Nếu em muốn đến các BV lớn để điều trị dịch vụ thì em có thể xem xét các BV như ĐH Y dược, Bệnh viện 115, BV Gia Định, BV Nguyễn Tri Phương… và BS Tiêu hóa cộng tác với AloBacsi lâu năm nhất như BS Trần Ngọc Lưu Phương.

Song song đó, em chú ý vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần / ngày sau khi ăn, súc miệng nước muối ấm pha loãng trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày không khỏi, em phải làm sao?

>> Trào ngược dạ dày thực quản mãi không hết, điều trị cách nào?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược là bệnh xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa  nối giữa miệng với dạ dày), điều này có thể gây ra triệu chứng ợ nóng hoặc các triệu chứng khác.

Những cơn trào ngược thường xảy ra sau bữa ăn, trong thời gian ngắn và không kèm theo các triệu chứng và hiếm khi xảy ra khi ngủ. Tuy nhiên, những cơn trào ngược bình thường này sẽ trở thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi các triệu chứng xảy ra thường xuyên (khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi tuần) hoặc làm thực quản bị tổn thương.

Mọi người đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, viêm thực quản trào ngược thường gặp ở những người béo phì hoặc đang mang thai, hút thuốc lá…

Bạn có thể kiểm soát tốt chứng trào ngược thực quản nếu bạn lưu ý vài điều sau:

- Có một chế độ ăn hợp lí, nhiều trái cây, rau củ và ít các sản phẩm từ sữa;
- Giảm sử dụng thực phẩm giàu chất béo;
- Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn;
- Giữ cân nặng hợp lí;
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
- Không mặc đồ bó sát;
- Không hút thuốc.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể được kiểm soát bằng thuốc, tuy nhiên các phương pháp không dùng thuốc cũng góp phần làm giảm triệu chứng bệnh rất hiệu quả. Chia nhỏ bữa ăn, không nằm nghỉ ngay sau ăn là các mẹo nhỏ hữu hiệu phòng ngừa trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Khi bệnh trào ngược làm bạn khó chịu nhiều hoặc xuất hiện các triệu chứng như khó nuốt, nuốt nghẹn, bạn hãy đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để can thiệp điều trị kịp thời.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X