Hotline 24/7
08983-08983

Hoang mang, chán nản, muốn chết, có nên khám tâm lý?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em năm nay 25 tuổi, vừa mất việc làm và hiện giờ đang đi xin việc làm nhiều nơi nhưng rất khó khăn. Hiện tại tâm trạng em rất hoang mang, chán nản và cảm thấy mình vô dụng đến mức muốn chết đi cho xong. Từ lúc cấp 2 đến bây giờ, khi gặp 1 chuyện nào đó buồn hay vấn đề nào đó, em luôn nghĩ tiêu cực, thậm chí muốn chết. Và gần đây ý nghĩ ấy càng lúc càng sâu. Em phải làm sao? Theo bác sĩ em có nên đi khám tâm lý không?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh trầm cảm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh trầm cảm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Thứ nhất, trong độ tuổi mười mấy - đôi mươi, suy nghĩ và cảm xúc của các em chưa ổn định, một số em thiếu sự tự tin và không vượt qua nổi áp lực từ gia đình, xã hội, các em chao đảo trong việc xử lý cảm xúc, lý trí của mình.

Thứ hai, trong cuộc sống vẫn thường có những giai đoạn chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, và đây là giai đoạn rất khó khăn của em, áp lực công việc của 1 sinh viên mới ra trường là một áp lực thật sự rất lớn.

Để vượt qua được giai đoạn này cần có rất nhiều nghị lực của bản thân và sự giúp sức của gia đình, người thân, bạn bè. Những áp lực trong cuộc sống trong thời gian đầu có thể là động cơ thúc đẩy “vượt khó” nhưng ngược lại, chúng cũng có thể gây ra các hệ lụy lên sức khỏe thể chất và ảnh hưởng lên tâm tính, cảm xúc, sức khỏe tinh thần; thời gian đầu thì chưa phải là bệnh tâm thần, tuy nhiên, nếu kéo dài mà dứt ra không được, có thể sẽ thành bệnh tâm thần thật như bệnh trầm cảm hoặc thể chất sẽ suy sụp, sinh ra bệnh, như bệnh đau nửa đầu, mất ngủ, giảm tập trung, giảm trí nhớ...

Như vậy, cảm giác vô dụng, buồn bã của em trong thời điểm này là có thể hiểu được, tuy nhiên, ở em, mức độ có vẻ nặng hơn một chút, hay nói cách khác là em có vấn đề về tâm lý, tâm thần đó, bởi vì, em bắt đầu mất kiểm soát cảm xúc của mình bằng lý trí, và quan trọng nhất là có ý niệm tự tử.

Em đừng dị ứng với 2 chữ tâm thần, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Để chẩn đoán xác định một người có rối loạn tâm lý hay đến mức rối loạn tâm thần hay không (trầm cảm), loại bệnh nào, mức độ ra sao thì bác sĩ chuyên khoa Tâm thần cần phải trò chuyện và khám trực tiếp cho em, khai thác thêm rất nhiều thông tin khác và tầm soát các bệnh lý tổn thương thực thể (như bệnh về nội tiết, thần kinh…) mới định bệnh được và điều trị thích hợp.

Vì thế, theo tôi tốt nhất em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu). Ở TPHCM, một số trung tâm có chuyên khoa Tâm thần mạnh là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Đại học Y Dược... em có thể tham khảo thêm.

Chết là hết vì thế chết dễ hơn sống nhiều, cái chết của em của là sự kết thúc cho mọi thứ của ba mẹ và gia đình em, ba mẹ em sẽ lớn tuổi, bệnh và không có ai chăm sóc sau này. Mặc dù lỗi không phải hoàn toàn ở em mà do áp lực từ nhiều phía. Bây giờ, chỉ có em mới cứu được em và gia đình em, em nên chia sẻ thẳng thắn với mẹ hoặc người thân nào đó mà em tin tưởng để cùng em vượt qua giai đoạn này và em nên khám và điều trị ở bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Dễ bực bội, lạc lõng, đau đầu, mất ngủ... triệu chứng bệnh gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất. Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể khiến bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử. Trong các dạng trầm cảm, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất phổ biến.

Người bệnh khi có dấu hiệu trầm cảm cần đến bệnh viện để được bác sĩ Nội thần kinh thăm khám, chẩn đoán mức độ trầm cảm và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

- Dùng thuốc

Các thuốc được dùng là thuốc chống trầm cảm có thể có các tác dụng phụ như:

+ Đau đầu, buồn nôn;
+ Khó ngủ và căng thẳng;
+ Kích động hoặc bồn chồn;
+ Gây ra các vấn đề về tình dục.

Bạn phải hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm vì thuốc có thể khiến người dùng có ý nghĩ tự tử hoặc cố tự tử trước khi thuốc thực sự có tác dụng.

Một số thuốc giúp làm tăng giấc ngủ và cảm giác thèm ăn có thể được kê toa cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan, nhưng thường phải mất khoảng 2-3 tuần trước khi các thuốc này có tác dụng.

- Tâm lý trị liệu

Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ dạy cho bạn những cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị trầm cảm. Liệu pháp này còn giúp bạn thấu hiểu và vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh bớt trầm trọng hơn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X