Hotline 24/7
08983-08983

Hay nói chuyện một mình triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Dạ thưa bác sĩ:

Em thường hay nói chuyện một mình, từ năm học lớp 8 đến nay học lớp 11 rồi ạ. Trước thì em cũng chỉ tự nói chuyện trong đầu và miệng thì nhoẻn cười còn bây giờ em nói chuyện phát ra tiếng luôn, em là người hướng nội, ngại giao tiếp. Em cũng tưởng tưởng có người đang nói chuyện với em và tự nghĩ ra câu chuyện của riêng mình.

Em cũng hay đọc sách, nghe nhạc để tự ép bản thân không nói chuyện nữa, nhưng hơi khó ạ. Em cũng hay nghĩ lung tung có chuyện theo hướng tích cực có chuyện theo hướng tiêu cực. Em sợ để lâu ảnh hưởng đến cuộc sống sau này và chuyện học tập.

Vậy với các dấu hiệu trên bác sĩ cho em hỏi là em mắc phải chứng bệnh gì ạ và biện pháp điều trị là gì ạ. Em xin cảm ơn ạ!

(Đỗ Thị Bích Quyên - qd86...@gmail.com)

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Hay nói chuyện một mình triệu chứng bệnh gì?Đối thoại nội tâm thường có hai xu hướng, một là suy nghĩ tích cực, hai là tiêu cực

Chào em,

Hành vi tự đối thoại một mình (nói ra hoặc nói trong đầu) có thể gặp ở người bình thường, với nhiều mục đích khác nhau, như để giải tỏa căng thẳng, ức chế, bực dọc, buồn vui; để phân tích một vấn đề gì đó, độc thoại với nội tâm, để trấn an chính mình...chứ không chỉ có ở người có vấn đề về tâm thần.

Hơn nữa, em đang trong độ tuổi phát triển và định hình tính cách, khám phá bản thân và khám phá thế giới, vì thế trong đầu luôn đặt ra những câu hỏi, những câu chuyện là điều hay gặp.

Tuy nhiên, nếu em không kiểm soát được việc nói và không nói, tưởng tượng và không tưởng tượng, không thể tĩnh tâm được, nghĩa là đầu em cứ quay cuồng không thể tự ngừng được làm ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống thường ngày thì là có vấn đề về tâm lý - tâm thần và cần đến khám bs ck tâm thần.

Ở độ tuổi này, các em hay gặp rối loạn nhân cách lắm, nếu ngày càng nặng hơn có thể diễn tiến đến tâm thần phân liệt.

Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm...chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân – chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay – dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Để chẩn đoán xác định một người có rối loạn tâm thần hay không, BS chuyên khoa tâm thần cần phải khám trực tiếp, khai thác thêm rất nhiều thông tin khác mới định bệnh được. Các bảng câu hỏi, các tiêu chuẩn chẩn đoán được đăng tải trên mạng nhầm mục đích giúp người dân có khái niệm về bệnh tâm thần, cảnh giác với bệnh tâm thần chứ không thể tự chẩn đoán được.

Bởi vì với kinh nghiệm chuyên môn của BS tâm thần mới nhận định được đâu là bất thường thật sự. Vì thế khi có triệu chứng nghi ngờ của bệnh lý tâm thần thì tốt nhất là khám bs ck tâm thần, em nhé. Bệnh tâm thần là bệnh có thể điều trị được bằng thuốc và tâm lý trị liệu.
Nhưng mà, nếu em vẫn còn nhận thức được hành vi của mình không tốt, không có lợi cho sức khỏe tinh thần của mình, thì em nên khống chế nó lại.

Một trong những việc cần làm đầu tiên là ngừng thức khuya, vì thức khuya là nguồn cội của rối loạn tâm thần, có thể nặng dần theo thời gian. Đồng thời, em nên tập thể dục để giải tỏa bớt năng lượng dư thừa bên trong mình. Nếu tình hình vẫn ngày càng nặng hơn mất kiểm soát thì em nên khám bs ck tâm thần sớm, em nhé


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X