Hotline 24/7
08983-08983

Hay cáu gắt, không tiếp xúc với ai, dấu hiệu nghiện game?

Câu hỏi

Chào BS, Em trai em năm nay 23 tuổi. Hồi nhỏ em là 1 đứa trẻ rất thông minh, ngoan ngoãn, học giỏi nhưng đến cuối năm cấp II-đầu năm cấp 3, em mải chơi game, học hành sa sút. Em học xa nhà nên không có nhiều thời gian ở gần em. Đến cuối năm cấp III em càng ham chơi game, không giao thiệp với bạn bè, bố mẹ em ở quê lại hay đánh đập em. Biểu hiện của em càng ngày càng nặng: - Khuôn mặt không được lanh lợi, lúc nào cũng tỏ ra đờ đẫn, mệt mỏi. - Ngại tiếp xúc đám đông, không chơi với bất cứ 1 người bạn nào. - Hay cáu gắt với mọi người xung quanh. - Nói những câu ngắt quãng, không thành câu, tỏ ra căm ghét bố mẹ, gia đình, văng tục, chửi bậy. Gia đình em rất buồn, muốn đưa em đi BV khám và chữa trị nhưng em nhất quyết không đi và còn nói mình chẳng làm sao mà phải đi chữa bệnh. Cho em hỏi em trai em có những biểu hiện trên là của bệnh gì ạ? Có phải là bệnh tự kỉ hay rối loạn tâm thần không ạ? Và ở Hải Phòng có trung tâm/BV uy tín để khám chữa bệnh cho em trai em không ạ? Em xin chân thành cảm ơn. (N. T. Linh - nguyen…@gmail.com)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Linh thân mến,

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng hiện tại của em trai em, đó có thể là do nghiện game: người nghiện tỏ ra quan tâm quá mức tới game online khi phải xa máy tính, smart phone. Họ luôn thèm muốn được chơi game, luôn nói về game, mất tập chung, hay cáu gắt hoặc mất các hứng thú khác; bỏ bê hết mọi việc và cảm xúc không ổn định; đó có thể là rối loạn dạng trầm cảm với khí sắc trầm cảm, chán ăn, khó suy nghĩ, khó tập trung, mất hứng thú với mọi thứ, hành vi cử chỉ chậm chạp, cảm giác vô dụng…

Trẻ em chơi game nhiều giờ mỗi ngày sẽ không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội, để làm bài tập hoặc chơi thể thao. Điều này khiến trẻ không thể có được sự phát triển bình thường về mặt xã hội.

Các triệu chứng của trầm cảm do nghiện game và mạng xã hội khiến sức khỏe về thể chất và tâm thần bị suy giảm nghiêm trọng. Nặng nề nhất là ý định và hành vi tự sát vì chúng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm người này.

Nghiện game cũng được xem như một bệnh tâm thần, cần phải điều trị tích cực bằng việc ngăn chặn hoàn toàn các hoạt động chơi game, cắt bỏ internet và khám BS chuyên khoa Tâm thần kinh để kê toa thuốc phù hợp.

Em và gia đình cũng cần phải tích cực chia sẻ với em trai mình nhiều hơn, giúp em có được niềm vui khác ngoài chơi game như phim ảnh, sách truyện, âm nhạc…

Quá trình cai nghiện game cũng khó khăn như cai nghiện ma túy nên đòi hỏi gia đình phải phối hợp với BS thì mới mong có hiệu quả, em nhé!

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X