Hotline 24/7
08983-08983

Giảm số lượng tiểu cầu, nguyên nhân do đâu?

Câu hỏi

Tình cờ em thấy mệt mỏi nên đi xét nghiệm máu thì phát hiện tiểu cầu giảm còn 34, sau đó em nhập viện tiêm thuốc tuần thì tăng lên 220. Về nhà được nửa tháng em đi tái khám kết quả 71, nên được chỉ định dùng medrol 16mg và không tìm được nguyên nhân giảm tiểu cầu. Mong bác sĩ tư vấn.

(Nguyễn Thị Tuyết Anh - Nguyenthi...@gmail.com)

Trả lời

Xét ngiệm máu thấy có giảm số lượng tiểu cầu.

Chào em,

Giảm số lượng tiểu cầu có thể do nhiều nguyên nhân, như nhiễm siêu vi, bệnh lý của tủy xương, bệnh của lách, bệnh của gan, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch... Khi tiểu cầu giảm, em sẽ có nguy cơ bị xuất huyết do va chạm nhẹ, thậm chí là xuất huyết tự nhiên. Tùy vào nguyên nhân gây giảm tiểu cầu mà cách điều trị sẽ khác nhau, ví dụ như giảm tiểu cầu do nhiễm siêu vi thì chỉ cần chờ đợi bệnh nhiễm siêu vi hồi phục là số lượng tiểu cầu tự động tăng lại về bình thường, còn nếu xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (hay vô căn) thì gần như uống thuốc suốt đời và cũng chỉ để duy trì số lượng tiểu cầu ở mức bình thường thấp mà thôi.

Theo thông tin em cung cấp thì có lẽ chẩn đoán của em đã có rồi, và đó là bệnh giảm tiểu cầu vô căn, dù có xuất huyết hay chưa thì tên gọi đầy đủ vẫn là xuất huyết giảm tiêu cầu vô căn.

Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là một bệnh rối loạn miễn dịch, trong đó có sự bất thường về đông máu. Hiện nay, bệnh được ưa dùng với tên gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn có thể gây ra bầm tìm dưới da và chảy máu lâu cầm. Xét ngiệm máu thấy có giảm số lượng tiểu cầu.

Thuật ngữ “ vô căn” được sử dụng trước đây, để chỉ “ không rõ nguyên nhân”. Nó được sử dụng vì trước đây nguyên nhân gây bệnh chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế miễn dịch đã được xác định đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Do đó hiện nay người ta gọi bệnh này là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại tiểu cầu, những tiểu cầu được gắn kháng thể sẽ bị phá hủy tại lách, gây ra giảm số lượng tiểu cầu. Hệ thống miễn dịch bị rối loạn cũng tác động vào những tế bào chịu trách nhiệm sản xuất các tiểu cầu khỏe mạnh. Do đó, việc sản sinh tiểu cầu suy giảm gây ra giảm thêm số lượng tiểu cầu trong máu.

Ở trẻ em xuất huyết giảm tiểu cầu thường xuất hiện sau một đợt nhiễm virus. Ở người lớn bệnh thường xảy ra ở thời gian bất kỳ. Xuất huyết giảm tiểu cầu còn được phân loại thành nguyên phát hoặc thứ phát sau bệnh lý miễn dịch, nhiễm trùng, sử dụng thuốc, có thai, mắc một số bệnh ung thư.

Trong phần lớn người mắc xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh không nghiêm trọng và ít đe dọa đến tính mạng. Em tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ và tránh sử dụng thuốc ảnh hưởng đến tiểu cầu: aspirin, ibuprofen, wafarin, hạn chế uống rượu vì uống rượu làm tiêu thụ các yếu tố đông máu. Chọn các hoạt động thể lực nhẹ nhàng thay vì các môn thể thao đối kháng để giảm nguy cơ chảy máu và chấn thương.

Thân mến!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X