Hotline 24/7
08983-08983

Ghép tế bào gốc có chữa khỏi bệnh đa hồng cầu?

Câu hỏi

Thưa BS, Mẹ em năm nay 52 tuổi, đang điều trị bệnh đa hồng cầu tại BV Truyền máu Huyết học TPHCM đã 3 năm, hiện tại là 2 tháng tái khám 1 lần. Tình trạng bệnh vẫn ổn, vẫn làm việc bình thường. BS cho em hỏi nếu gia đình em muốn ghép tế bào gốc cho mẹ có được không? Chi phí khoảng bao nhiêu tiền?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Ly Ly,

Với trình độ công nghệ khoa học hiện nay, giải phẫu, hóa trị hoặc xạ trị vẫn đóng vai trò chính để loại trừ tối đa tế bào ung thư có thể và tế bào gốc (tế bào gốc tạo máu) được cấy ghép sau đó sẽ giúp hồi phục lại các loại máu trong cơ thể (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Hiện nay phương pháp điều trị bằng tế bào gốc thường chủ yếu áp dụng cho bệnh nhân bị ung thư máu (bạch cầu cấp, lymphomas, đa u tuỷ,…) vì tính cấp thiết liên quan đến sống còn.

Cấp ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị khá phức tạp, đòi hỏi phải tìm được người cho tuỷ phù hợp và chi phí khá cao, lên tới từ 500 triệu - 1 tỷ đồng, tuỳ mức độ phức tạp. BHYT có thể thanh toán khoảng 50% nếu chỉ định phù hợp.

Quá trình điều trị bằng tế bào gốc có thể mất vài tháng, bắt đầu bằng điều trị liều cao hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư vốn có trong cơ thể. Sau đó người bệnh sẽ được truyền tế bào gốc qua tĩnh mạch, cũng giống như truyền máu thông thường và mất khoảng từ 1 đến 5 tiếng đồng hồ. Cơ thể bạn sẽ cần một khoảng thời gian để phục hồi. Giai đoạn này cũng cần phải theo dõi rất sát vì nguy cơ thải ghép do tế bào gốc mới nhận sẽ bị tiêu diệt bởi các tế bào miễn dịch còn sót lại của cơ thể.

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, bệnh đa hồng cầu đã có nhiều phương pháp giúp điều trị và kéo dài đời sống, có thể lên tới 15-25 năm nếu không xuất hiện biến chứng. Do đó ít đặt ra vấn đề ghép tế bào gốc vì lợi ích chưa cao hơn nguy cơ (trừ những trường hợp bệnh nhân rất trẻ hoặc bệnh đa hồng cầu có dấu hiệu diễn tiến đến xơ tuỷ hoặc bạch cầu cấp).

Như vậy, muốn biết bệnh của mẹ bạn có cần phải điều trị ghép tế bào gốc hay không cần có sự tham vấn của bác sĩ trực tiếp điều trị, nếu thật sự bệnh đang ổn định và đáp ứng điều trị tốt thì chưa cần thiết bạn nhé!

Thân mến.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X