Hotline 24/7
08983-08983

Em có nhóm máu Rh(-), vì sao không bị bất đồng nhóm máu sau 2 lần sinh con?

Câu hỏi

Thưa BS, Em đã sinh mổ 2 bé gái, nhưng vì đều sinh ở bệnh viện huyện nên không kiểm tra yếu tố Rh được. Nay em mang bầu bé thứ 3, vì mổ lần 3 nên em làm xét nghiệm ở bệnh viện thành phố. Bây giờ em mới biết nhóm máu mình là A- trong khi chồng em là O+. Xin hỏi AloBacsi, thường thì ở bé thứ 2 sẽ có bất đồng nhóm máu với mẹ rồi mà với em tất cả đều bình thường. Em đã xét nghiệm 3 lần cho chắc thì cùng một kết quả. Xin cảm ơn AloBacsi. (Bạn đọc có email: bonghong…@gmail.com)

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn


Ảnh minh họa - nguồn internet
 
Chào bạn,

Nhóm máu Rh(-) ở người châu Á nói chung được gọi là nhóm máu hiếm (<1%). Ở người có kháng nguyên RhD trên bề mặt hồng cầu là người nhóm máu Rh (+), còn người không mang kháng nguyên RhD mang nhóm máu Rh(-).

Nếu con của người mẹ có nhóm máu Rh(-) cũng có máu Rh(-) thì sẽ không có tình trạng mẫn cảm xảy ra. Tuy nhiên, có 60% mẹ Rh(-) có con Rh(+). Người mẹ chỉ cần tiếp xúc với 0,25 ml máu Rh(+) từ thai là có thể sinh ra kháng thể chống lại. Đáp ứng miễn dịch đầu tiên là IgM không qua được nhau thai nên thai kỳ lần đầu hiếm khi bị ảnh hưởng. Đến những lần mang thai sau kháng thể IgG kích hoạt đáp ứng miễn dịch đi qua nhau thai được và có thể gây hiện tượng tán huyết gây thiếu máu nặng cho thai.

Nguy cơ mẫn cảm Rh khác nhau tùy tình trạng:

1. Truyền máu khác nhóm (95% trường hợp)

2. Thai ngoài tử cung (<1%)

3. Sẩy thai (3-6%)

4. Chọc ối (1-3%)

5. Có thai: khoảng 16-18% sẽ mẫn cảm khi mang thai bình thường mà không được chích thuốc giải mẫn cảm (kháng thể anti- D IgG), 1,3% nếu có chích anti-D lúc sinh, 0,13% nếu được chích anti-D IgG lúc thai 28 tuần và sau sinh.

Như vậy, bạn rất may mắn 2 lần sinh mổ với khả năng mẫn cảm lên đến 30-40%, mà hiện nay bạn vẫn chưa bị mẫn cảm với Rh. Bạn nên theo dõi thai và sinh ở bệnh viện lớn, nếu cần sẽ có máu hiếm để sử dụng.

 
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn
 

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X