Hotline 24/7
08983-08983

Em có mắc bệnh về thần kinh không BS?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ!

Em muốn hỏi bác sĩ là không biết có phải em mắc bệnh về thần kinh hay không?

Nhưng nếu mà mọi việc trôi qua êm đềm, thì em sẽ vui theo một cách quá đáng. Nếu mà mọi việc không được êm xuôi thì em sẽ buồn đến nỗi nghĩ đến tự tự, rất dễ cáu, chỉ cần mẹ em nói 1, 2 câu thôi là em đã bắt đầu cáu lên. Ở trong phòng thường xuyên, ngủ dậy cơ thể rất uể oải, có cảm giác muốn ngủ luôn. Em hay suy nghĩ lung tung, có những khi em tự nói chuyện một mình, rồi lại khóc.

Đặc biệt là em rất thích được sống trong giấc mơ và không muốn quay về thực tại. Cho dù em vui hay buồn thì điện thoại là vật bất ly với em. Em cầm điện thoại hầu như là cả ngày trừ đi học, ăn cơm và vệ sinh cá nhân.

Em lúc thì rất nhiệt huyết với đam mê, nhưng vài ngày sau em lại chán nản, tuyệt vọng, rồi lại nhiệt huyết, rồi chán nản, cứ là 1 vòng tuần hoàn vậy. Mong bác sĩ có thể giải đáp giúp em ạ, cho em lời khuyên với. Em cảm ơn bác sĩ !

(Nguyễn Thị Kim Thoa - Hashib...@gmail.com)

Trả lời

Em có mắc bệnh về thần kinh không BS?Thần kinh căng thẳng do nhiều nguyên nhân gây ra khiến cơ thể mệt mỏi, stress, thậm chí là nghĩ đến tự tử

Bạn thân mến!

Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân, và tìm đến sự tư vấn của y khoa khi nghi ngờ mình có dấu hiệu bất thường, trường hợp này ở độ tuổi của em là điều ít gặp và cũng là sự tiến bộ.

Thật ra, trong độ tuổi mười mấy – đôi mươi, suy nghĩ và cảm xúc của các em chưa ổn định, việc cảm soát cảm xúc chưa được tốt và khả năng xử lý với stress chưa thạo.

Tuy nhiên, ở em, mức độ có vẻ nặng hơn một chút, hay nói cách khác là em có vấn đề về tâm lý, thuộc nhóm bệnh lý tâm thể - tâm thần, cụ thể các triệu chứng của em hướng nhiều đến tình trạng rối loạn lưỡng cực, lúc thì hưng cảm quá mức, lúc thì trầm cảm.

Em đừng dị ứng với 2 chữ tâm thần, bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực...chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”.

Đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân – chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay – dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Để chẩn đoán xác định một người có rối loạn tâm thần hay không, loại bệnh nào, mức độ ra sao thì BS chuyên khoa tâm thần cần phải trò chuyện và khám trực tiếp cho em, khai thác thêm rất nhiều thông tin khác và tầm soát các bệnh lý tổn thương thực thể (như bệnh về nội tiết, thần kinh…) mới định bệnh được và điều trị thích hợp.

Vì thế, theo tôi tốt nhất em nên đến khám BS chuyên khoa tâm thần để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu). Ở TP HCM, một số trung tâm có chuyên khoa tâm thần mạnh là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ĐHYD...còn đối với người dưới 16 tuổi thì khám ở chuyên khoa tâm thần trẻ em, em có thể tham khảo thêm.

Bây giờ, em nên chia sẻ thẳng thắn với mẹ hoặc người thân nào đó mà em tin tưởng để cùng em vượt qua giai đoạn này và em nên khám và điều trị ở BS chuyên khoa tâm thần - bệnh lý tâm thể, để mình mau bình ổn lại, để lâu bệnh có thể nặng thêm và khó trị hơn đó, em nhé


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X