Hotline 24/7
08983-08983

Đứt nửa đốt ngón trỏ có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe?

Câu hỏi

Chào BS, Em bị tai nạn lao động, phải cắt nửa đốt ngón trỏ. Như vậy có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe không ạ? Bao lâu thì tay em có thể lao động được bình thường? Sau bao lâu thì có thể lắp ngón tay giả ạ? Nếu em muốn ghép ngón chân lên ngón tay thì có thể thực hiện lúc nào sau khi xảy ra tai nạn? Mong BS tư vấn cho em.

Trả lời
Đứt nửa đốt ngón trỏ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đứt nửa đốt ngón trỏ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tình trạng của bạn là 1 tổn thương mất đoạn ngón trỏ (ngón II) bàn tay. Về sức khỏe thì không ảnh hưởng gì nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng cầm nắm bàn tay.

Về điều trị có thể phẫu thuật lắp ngón tay giả, phẫu thuật chuyển ngón chân lên ngón tay (phải được khám và chỉ định) hoặc phẫu thuật kéo dài ngón tay.

Thường sau 3-4 tuần chấn thương ổn định, bạn cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để chọn phương pháp điều trị.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Những ca bị đứt lìa với vết thương gọn, đến sớm thì dễ cứu hơn những vết thương bị giập nát. Sau khi phẫu thuật nối liền, bệnh nhân dễ gặp tình trạng co mạch máu dẫn đến hoại tử, bệnh nhân không được hút thuốc lá để tránh tình trạng co mạch, dùng đèn sưởi ấm để mạch giãn. Ăn uống không cần kiêng cữ, chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng là được. Bệnh nhân nên chú ý không để chỗ nối va chạm mạnh ảnh hưởng đến vết thương. Khi vết thương lành, cần tập vật lý trị liệu để phần chi nối liền được vận động tốt. Thường thì bệnh nhân cần ba đến sáu tháng sau phẫu thuật để phục hồi bình thường phần tay (hoặc chân) bị đứt. Phần được nối liền vẫn đảm bảo chức năng vận động, tất nhiên có hạn chế so với trước.

Khi gặp những trường hợp bị đứt lìa tay (hoặc chân) mọi người nên bình tĩnh xử lý. Trước hết cần rửa sạch phần tay (hoặc chân) bị đứt lìa bằng nước muối, dùng gạc sạch bao bọc cẩn thận, nếu không có gạc thì cho vào túi nilông rồi cho vào thùng chứa đá lạnh. Tuyệt đối không để phần chi bị đứt lìa trực tiếp lên đá lạnh khiến mô bị phá hủy, rất khó khăn để cứu sống mô. Sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất sơ cứu và cầm máu, rồi nhanh chóng đưa đến những bệnh viện chuyên khoa để được nối liền. Thời gian vàng để cứu sống được phần chi bị đứt lìa là sáu tiếng, nếu để lâu hơn các mô bắt đầu chết, khi đó việc nối liền khó thành công. Đưa bệnh nhân tới ngay những bệnh viện chuyên khoa có thể thực hiện được việc nối liền.

Những trường hợp chưa bị đứt lìa cũng cần được bất động tạm vết thương như một trường hợp gãy xương bằng cách lấy nẹp gỗ cố định hai đầu chi lại, băng ép cầm máu vết thương rồi đưa đến những cơ sở có khả năng nối vi phẫu.

BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm
Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, BV Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X