Hotline 24/7
08983-08983

Đùi và chân nhói đau, nên tiếp tục uống thuốc hay tái khám?

Câu hỏi

Chào BS Em năm nay 25 tuổi, là nhân viên văn phòng, ít di chuyển trong 8h làm việc. Cách đây 10 ngày em bị đau lưng, cơn đau dai dẳng, em có đi khám và được xét nghiệm máu là CRP Dương tính và Acid Urid 8.04. BS chẩn đoán em bị viêm khớp và Gút. Kê đơn gồm các loại thuốc sau: 1. Phong Tê thấp - của công ty Dược phẩm xanh 2. Genshu - Dược phẩm xanh 3. Allopurinol - Domesco 4. Pantoliv - AIC - thuốc này em tìm hiểu là đã bị đình chỉ 5. Hoa đà tái tạo hoàn của Trung Quốc Em uống thuốc 7 ngày và thấy đỡ, nhưng bị đi ngoài nhẹ và cơn đau vẫn còn, di chuyển từ thắt lưng xuống gần vùng xương cụt và mông hơi nhức. Hai bên đùi và chân thường xuyên bị nhói như thể dây thần kinh bị chèn ép. BS cho em lời khuyên có nên tiếp tục uống thuốc rồi mới tái khám không ạ. Em chân thành cảm ơn BS. (Hoàng Phi - Quận 1, TPHCM)

Trả lời

BS.CK1 Trần Thị Thu Cúc

BS.CK1 Trần Thị Thu Cúc

Bác sĩ điều trị khoa Tiêu hóa, BV Nhân dân Gia Định - Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Nồng độ Axit Uric trong máu bình thường ở nam là 4.1-6.1 mg/dl, nữ 3-5 mg/dl. Khi nồng độ Axit Uric trong máu tăng cao có thể do:

+ Tăng tổng hợp Axit Uric máu: do ăn nhiều thức ăn có chứa purin (nội tạng động vật, cá nục, nấm, măng tây, bia, socola, ca cao…), tăng tổng hợp purin nội sinh, tăng thoái biến nucleotide.

+ Giảm bài tiết Axit Uric qua thận: có thể do giảm độ lọc cầu thận, giảm tiết urate ở ống thận.

+ Có thể phối hợp cả hai nguyên nhân trên.

Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể Urate hoặc tinh thể Axit Uric gây viêm khớp, thường gặp ở nam giới tuổi trên 40. Bệnh thường có những đợt kịch phát: sưng nóng đỏ đau ở khớp đặc biệt là khớp bàn ngón chân 1 (ngón cái), có thể tái lại nhiều lần.

Trường hợp của bạn chỉ có Axit Uric máu tăng không có nghĩa là bạn bị gút. Triệu chứng đau lưng của bạn có thể do tính chất công việc phải ngồi nhiều, có thể gây đau lưng do căng cơ.

Thuốc làm giảm Axit Uric: Allopurinol có thể gây kích ứng đường tiêu hóa gây tiêu chảy, kích ứng da gây nổi mẩn ngứa… Nếu bạn tiêu chảy nhiều có thể ngưng thuốc và tái khám tại BS chuyên khoa Cơ-Xương- Khớp để có hướng điều trị thích hợp.

Thân ái,

AloBacsi.vn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X