Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị thoát vị đĩa đệm L3-L4 như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi bị thoát vị đĩa đệm L3 - L4, đau nhưng vẫn đi lại được, cúi được. Tôi gửi kết quả khám cho bác sĩ và nhờ tư vấn giúp tôi ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Kết quả do bạn đọc cung cấp
Kết quả do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Tuổi càng cao, các đĩa đệm càng dễ mất nước và trở nên mỏng, phẳng hơn, chức năng đệm giữa các đốt sống sẽ giảm. Sự căng thẳng của các chuyển động hàng ngày và những chấn thương nhỏ qua thời gian có thể gây ra đau đớn ở vòng bao bên ngoài, nơi gần các dây thần kinh. Nếu vòng bao đĩa đệm bị vỡ, lõi mềm của đĩa có thể xuyên qua các vết nứt. Đĩa có thể phình ra hoặc trượt ra khỏi vị trí, được gọi thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, người lao động nặng. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là nhân viên văn phòng với đặc thù công việc phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động suốt 8-10 tiếng tại công sở. Tình trạng này làm gia tăng áp lực lên cột sống cũng như hệ thống đĩa đệm, dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng, cổ và ngực.

Trường hợp của bạn thoát vị đĩa đệm chưa gây tổn thương chèn ép rễ thần kinh, nên vẫn có thể điều trị bảo tồn. Bạn nên khám chuyên khoa Cơ xương khớp để bác sĩ kê thuốc giảm đau và hướng dẫn tập vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh. Bạn nên chú ý tư thế đứng, ngồi, sinh hoạt hàng ngày luôn giữ cột sống ở thế thẳng, không nên khiêng vác nặng, đặc biệt không nên cúi lưng bê vật nặng. Uống nhiều nước để cung cấp nước cho đĩa đệm, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên tập thể dục.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau. Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị. Ngoài ra bạn có thể tham khảo chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y để mau hết bệnh.

Bạn có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh bằng cách thực hiện những thói quen và chế độ sinh hoạt sau đây:

- Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại;
- Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hưỡng dẫn của bác sĩ;
- Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn;
- Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X