Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị nhược cơ giai đoạn III như thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Em 25 tuổi. Hiện tại em bị chứng bệnh nhược cơ giai đoạn III, khó ăn-thở-nuốt-nhìn, khó khăn khi phải vận động tay chân, không còn đi đứng được, khó nói chuyện với mọi người, phải dùng thuốc mỗi ngày mỗi giờ. Hiện em được điều trị tại khoa nội thần kinh BV 115, đã có 6 lần nằm ở phòng bệnh nặng được BS ở đó chăm sóc đặc biệt, thở oxy, đặt ống thông dạ dày 2 lần. Bây giờ em phải làm gì để có thể chống chọi với mọi thứ khi trường hợp xấu xảy ra đột ngột với mình? Rất mong BS Đinh Vinh Quang tư vấn về bệnh tình của em được không ạ? Xin cảm ơn BS.

Trả lời
Bệnh nhược cơ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh nhược cơ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bệnh nhược cơ được chia làm 4 mức độ từ độ I - độ IV tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong độ III, sự yếu cơ ảnh hưởng đến các cơ như cơ hô hấp, các cơ vùng hầu họng,… nên bạn dễ bị sặc khi ăn uống, viêm phổi, khó thở, yếu chi…

Để cải thiện sức cơ, bạn nên uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của BS, tái khám định kỳ hoặc khi có các triệu chứng bất thường như: khó thở, yếu chi nặng hơn, ăn uống bị sặc nhiều…

Đồng thời, bạn nên tập hít thở sâu, vật lý trị liệu, vỗ lưng để tránh ứ đọng đàm nhớt gây viêm phổi, tránh 1 số thuốc làm nặng tình trạng liệt cơ như một số thuốc kháng sinh. Tốt nhất bạn không nên uống thuốc mua ở tiệm thuốc tây mà không có chỉ định của BS điều trị chuyên khoa thần kinh.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh nhược cơ, hay bệnh yếu cơ, là một bệnh tự miễn gây rối loạn thần kinh cơ. Điều này làm cho cơ mắt, mặt, cổ họng, cánh tay… yếu và mệt mỏi. Khi bị nhược cơ, tình trạng yếu cơ sẽ xảy ra nhiều nhất trong 3 năm đầu, sau đó bệnh sẽ tiến triển chậm dần.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhược cơ mà bạn thường gặp bao gồm:

- Khó thở: do cơ thành ngực bị suy yếu;
- Nhai hoặc nuốt khó khăn;
- Chảy nước dãi;
- Gặp khó khăn trong di chuyển, cử động hoặc khi nói;
- Mệt mỏi;
- Khàn tiếng hoặc giọng nói bị thay đổi;
- Bị chứng song thị (nhìn thấy 2 ảnh của cùng 1 vật);
- Sụp mí mắt

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh yếu cơ:

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Cố gắng cân bằng giữa thời gian nghỉ và các hoạt động để ngăn ngừa yếu cơ;
- Tập vật lí trị liệu để giữ cơ bắp khỏe mạnh;
- Đối với tình trạng song thị hoặc mờ mắt, bạn hãy khám bác sĩ nhãn khoa, và không lái xe hoặc vận hành máy móc nặng;
- Nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, hãy thử các thức ăn có độ đặc khác nhau và tìm ra loại thích hợp nhất với bạn;
- Tránh bị áp lực hoặc căng thẳng (stress);
- Tránh hút thuốc và khói bụi.


TS.BS Đinh Vinh Quang
Trưởng khoa Nội thần kinh tổng quát, BV Nhân dân 115


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X