Hotline 24/7
08983-08983

Điếc có di truyền không, làm sao phát hiện sớm?

Câu hỏi

Chào bác sĩ,

Ông nội vợ em bị điếc bẩm sinh (không bị câm) đẻ ra bố, bác, chú đều bình thường. Bố vợ em đẻ vợ em và cậu thứ 2 cũng bình thường nhưng cô thứ 3 thì 7 tuổi rồi chưa nói được thành lời. Vậy vợ chồng em sinh con ra có nguy cơ bị di truyền không ạ? Có cách nào để phát hiên sớm không? Em xin cảm ơn.

(Nguyễn Quang Hưng - hungnguy...@gmai.com)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Điếc nhưng không câm không phải là điếc bẩm sinh

Chào em,

Điếc nếu xuất hiện trước thời điểm phát triển ngôn ngữ (thường khoảng 2 tuổi) sẽ khiến trẻ không tiếp nhận được tín hiệu âm thanh nên không thể bắt chước và rèn luyện, khiến trẻ câm.

Do đó, từ thông tin “ông nội vợ điếc bẩm sinh nhưng không câm”, bác sĩ cho rằng ông bị điếc do mắc phải, không phải bẩm sinh.

Về phần người con thứ 3 của bố vợ em biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ, có thể do nhiều nguyên nhân như các bệnh lý cấu trúc (hở hàm ếch, thắng lưỡi ngắn bất thường, bại não, loạn dưỡng cơ), mất phối hợp động tác trong việc nói, rối loạn xử lý âm thanh, bệnh khó học, bệnh tự kỷ, bệnh lý thính giác, nhiễm trùng tai, trẻ sinh non…

Do đó, phía gia định của vợ em chưa thấy có dấu hiệu của điếc di truyền (do bất thường gen) nên em không cần quá lo lắng.

Có thể phát hiện điếc bẩm sinh bằng cách quan sát phản xạ, cử động của trẻ sơ sinh, đáp ứng với âm thanh; trẻ bình thường sẽ chớp mắt, cử động chân tay, giật mình hoặc khóc khi có tiếng động.

Nhưng trẻ bị khiếm thính sẽ không có các dấu hiệu trên. Khi trẻ lớn hơn, có thể quan sát phản xạ quay đầu theo nguồn phát âm thanh hoặc chậm nói/ngọng/không nói được em nhé!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X