Hotline 24/7
08983-08983

Đau quặn thận là dấu hiệu bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cách đây 4 tháng em phải nhập viện vì cơn đau quặn thận (ứ nước). Khi xét nghiệm và siêu âm thì không có sỏi. Cách đây nửa tháng em có đi siêu âm lại coi có sỏi không thì không có. Xin kê toa thì bác sĩ bảo không sao. Nhưng nó cứ đau hơi mãi ở thận, đau ít không nhiều. Giờ em không biết nên xử lí thế nào ạ?

Trả lời

Kết quả do bạn đọc cung cấp
Kết quả do bạn đọc cung cấp


Chào bạn,

Cơn đau quặn thận có nguyên nhân thường gặp nhất là do sỏi thận, tuy nhiên vẫn còn có thể do một số nguyên nhân khác như huyết khối hoặc u nhú đường niệu.

Thực tế có tới 80% sỏi nhỏ có thể tự trôi ra ngoài qua đường niệu, do đó khi bệnh nhân tới bệnh viện siêu âm thì không còn thấy sỏi nữa. Tuy nhiên có một số trường hợp tổn thường không thể thấy rõ trên siêu âm, nếu chất lượng hình ảnh không tốt hoặc bác sĩ có ít kinh nghiệm chẩn đoán bệnh thận.

Do đó, nếu vẫn còn đau nhiều, bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa Ngoại niệu để làm rõ chẩn đoán bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Cơn đau quặn thận là một loại đau khi sỏi tiết niệu chặn một phần của đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Bạn có thể có sỏi ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu. Chúng hình thành khi các khoáng chất như canxi và axit uric gắn kết vào nhau trong nước tiểu và tạo ra các tinh thể cứng. Những viên sỏi có thể nhỏ như một hạt cát hoặc lớn như một quả bóng golf. Khi những viên sỏi này phát triển đủ lớn, chúng có thể gây đau rất nhiều.

Điều trị cơn đau quặn thận thường phụ thuộc vào loại sỏi mà bệnh nhân có. Có một số loại sỏi khác nhau bao gồm:

- Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến nhất được tạo thành từ oxalat canxi
- Sỏi axit uric phát triển khi axit uric tập trung trong nước tiểu
- Sỏi cystine rất hiếm gặp, gây ra do rối loạn cystinuria
- Sỏi struvite là loại sỏi ít gặp do một loại vi khuẩn nhất định trong đường tiết niệu

Hầu hết các viên sỏi nhỏ đều có thể di chuyển theo nước tiểu ra ngoài. Trên thực tế, có tới 80% lượng sỏi thoát ra khỏi cơ qua nước tiểu. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn uống đủ nước và có thể kê toa thuốc giảm đau để giúp giải quyết cơn đau trong khi theo dõi sỏi đi ra ngoài.

Có một loạt các thủ thuật giúp loại bỏ sỏi lớn hơn và giảm cơn đau quặn thận, bao gồm:

- Nội soi tán sỏi niệu quản
- Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL)
- Bắn sỏi thận qua da
- Đặt stent
- Phẫu thuật mở.

Điều trị cũng có thể bao gồm các loại thuốc giúp giảm các triệu chứng hoặc giảm sự tích tụ của sỏi.

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với cơn đau quặn thận:

- Một số người cũng có thể đáp ứng với việc chườm nóng mặt bên hoặc lưng dưới để làm dịu cơn co thắt cơ liên quan đến đau quặn thận.
- Bác sĩ có thể khuyên bạn tăng cường uống nước và giảm lượng muối ăn vào.
- Nhiều người cũng được hưởng lợi từ việc ăn uống lành mạnh phong phú với một loạt các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và protein nạc. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tăng lượng trái cây có múi trong chế độ ăn uống như cam, chanh hoặc bưởi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X