Hotline 24/7
08983-08983

Đau bụng âm ỉ, dùng thuốc không đỡ, em nên làm gì?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ, 4 tuần nay em bị đau bụng xuyên suốt và âm ỉ, có lúc đau từ vùng hạ sườn phải rồi lan xuống vùng hạ vị phải, có lúc đau vùng hạ vị trái hoặc phía dưới vùng rốn, cơn đau không cố định nhưng cứ âm ỉ suốt. Em có làm xét nghiệm nước tiểu và siêu âm, kết quả là chỉ số LEU = 500, KET là =5, PH = 5, bàng quang dày 3mm, nang thận phải 26x19. Em có dùng thuốc nhưng kết quả hàng tuần không thay đổi. Bác sĩ cho hỏi em phải làm sao để giảm bớt tình trạng này? Em cảm ơn ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đau bụng cần phải thăm khám trực tiếp tìm nguyên nhân, nhất là những trường hợp đau bụng kéo dài, thì mới có thể điều trị khỏi. Theo như kết quả siêu âm, nang thận có lẽ không phải là nguyên nhân gây đau, thành bàng quang có độ dày bình thường, chỉ có xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu, nghi ngờ nhiễm trùng tiểu nhưng xét nghiệm này dễ bị nhiễu do nhiều yếu tố.

Nếu đã dùng thuốc từ 5-7 ngày, em nên tái khám để kiểm tra lại xét nghiệm nước tiểu. Nếu mọi xét nghiệm đã về bình thường mà bụng vẫn còn đau em nên khám chuyên khoa Tiêu Hoá vì kiểu đau gợi ý đau theo khung đại tràng nhiều hơn em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân đen khuôn nhỏ... em có nên đi nội soi đại tràng?

>>Đau bụng âm ỉ sau khi ăn là triệu chứng bệnh gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu - bang quang và niệu đạo.

Nhìn chung, 40% phụ nữ có khả năng bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu tại một số thời điểm trong đời. Phụ nữ trưởng thành có nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường tiết niệu cao gấp 30 lần nam giới, với gần một nửa trong số họ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu một lần trong đời.
Thống kê cho thấy cứ ba phụ nữ thì có một người mắc một đợt nhiễm trùng đường tiết niệu năm 24 tuổi. Các bạn nữ đã quan hệ tình dục thường dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nhất. Các trường hợp người trưởng thành mắc bệnh này gặp ở người già và bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X