Hotline 24/7
08983-08983

Cục trắng ở amidan thể hiện bệnh lý gì?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Trong họng ngay phần amidan có cục trắng là bị gì ạ thưa bác sĩ? Em có đi khám Tai Mũi Họng thì bác sĩ nói nang amidan không sao, nhưng giờ làm sao để nó mất hoặc xẹp lại ạ? Em xin gửi hình, cục trắng ngay góc amidan ạ. Như vậy có cần dùng thuốc hay gì không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Hình ảnh do bạn đọc cung cấp
Hình ảnh do bạn đọc cung cấp
Chào bạn,

Cục trắng ở trên bề mặt amidan nghĩ nhiều là sỏi amidan hoặc bã đậu amidan. Sỏi amidan hình thành khi có hiện tượng viêm amidan mạn tính tái phát nhiều lần. Do thành phần là các chất vô cơ nên khó có thể mất đi nếu chỉ điều trị nội khoa. Đa số mọi người có thể “chung sống hòa bình” với sỏi nếu không gây triệu chứng.

Nếu sỏi gây khó chịu, nuốt vướng, nuốt đau, hôi miệng… thì bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để xem xét gắp bỏ sỏi hoặc phẫu thuật cắt amidan.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Sỏi amidan hình thành chủ yếu do ở thành sau họng xuất hiện các khoáng chất lắng cặn, tạo nên các tinh thể. Do kết cấu bề mặt amidan có nhiều chỗ lồi lõm, dễ dung nạp những chất lắng cặn, tạo môi trường vi khuẩn phát triển. Sỏi amidan có thành phần chủ yếu là canxi, ngoài ra còn chứa một lượng nhỏ ammoniac, phốt pho, ma giê cacbonat.

Sỏi amidan hầu như không nguy hiểm cho sức khỏe ngay cả khi chúng gây khó chịu. Tuy nhiên chúng có thể báo hiệu các vấn đề về vệ sinh răng miệng. Những không đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ có nguy cơ cao có sỏi amidan hơn những người khác. Các vi khuẩn dẫn tới sự hình thành của sỏi amidan cũng có thể gây sâu răng, bệnh nướu răng và nhiễm trùng miệng.

Nếu không điều trị, sỏi amidan sẽ trở thành “ngôi nhà” của vi khuẩn. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại sỏi amiđan tương tự như mảng bám răng gây sâu răng và bệnh nướu răng.

Điều trị sỏi amidan tùy thuộc vào kích thước sỏi, nguy cơ sỏi gây khó chịu hoặc gây hại cho sức khỏe.

- Cách đơn giản nhất để loại bỏ sỏi amidan là dùng tăm bông. Chỉ cần dùng tăm bông và ấn vào vùng xung quanh sỏi để đẩy bật nó ra. Nên thực hiện từ từ và ấn với lực vừa phải.
- Súc miệng bằng nước muối. Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm bớt khó chịu của sỏi amidan.
- Thuốc kháng sinh: các loại khác nhau có thể được sử dụng để điều trị sỏi amidan. Tuy nhiên thuốc không thể xử lý được triệt để nguyên nhân gây ra sỏi. Ngoài ra thuốc kháng sinh có thể có tác dụng phụ.
- Phẫu thuật: khi sỏi amidan rất lớn và có triệu chứng, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Đối với những người bị viêm amiđan mạn tính, phẫu thuật cắt bỏ amiđan có thể là cách duy nhất để ngăn ngừa sỏi amiđan. Vệ sinh răng miệng tốt, bao gồm đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên cũng là cách đơn giản nhất để đẩy lùi sự xuất hiện của sỏi amidan.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X