Hotline 24/7
08983-08983

Có nên tháo nẹp sau 2 tháng bong dây chằng chéo độ 1?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu bị ngã xe, bác sĩ kết luận bị bong dây chằng chéo độ 1, yêu cầu nẹp chân. Bây giờ được 2 tháng rồi thì đã được tháo nẹp được chưa ạ? Cháu đã tập gập chân nhưng chỉ gập được gần 90 độ thôi ạ.

Trả lời
Nẹp chân do bong dây chằng chéo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nẹp chân do bong dây chằng chéo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Đăng Thi thân mến,

Đối với nẹp cố định trong điều trị bong dây chằng chéo thì thời điểm 8 tuần là em đã có thể tháo nẹp được rồi, tuy nhiên, em vẫn cần tái khám lại bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra lại cho em trước khi quyết định tháo nẹp, đồng thời bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn em cách tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để em mau bình phục, vận động và sinh hoạt bình thường như trước đây, em nhé.

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:


Bong chỗ bám dây chằng chéo trước là một hình thái tổn thương thường gặp trong chấn thương khớp gối, xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi thanh thiếu niên gặp nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn xe máy, xe đạp hoặc chấn thương thể thao.

Biểu hiện bong dây chằng chéo: Sau một chấn thương, gối sưng đau, hạn chế vận động. Khi tình trạng sưng đau hết dần, cảm giác lỏng gối xuất hiện, bệnh nhân bước đi có thể tập tễnh, cảm giác ngượng ngịu ở gối khi chạy, đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang. Có trường không duỗi hết gối.

Điều trị bong chỗ bám dây chằng chéo trước tùy thuộc vào mức độ bong, tình trạng phần mền chèn vào giữa diện bám và các tổn thương phối hợp của khớp gối.

Mục đích của điều trị phải đạt được là:

- Đưa mảnh bám về đúng vị trí giải phẫu, đảm bảo không có phần mềm chèn giữa diện bám, cản trở quá trình liền xương.
- Cố định mảnh bám đủ chắc để bệnh nhân có thể tập vận động sớm.
- Không để cản trở duỗi gối tối đa do chạm mảnh bám.

Điều trị cụ thể:

• Bong độ I: Bột ống đùi cẳng chân duỗi gối trong thời gian 4-6 tuần.
• Bong độ II: Có hai trường phái, bó bột duỗi gối 4-6 tuần như độ I, và trường phái nội soi khâu lại chỗ bám.
• Độ III, IV: Có chỉ định phẫu thuật khâu lại chỗ bám dây chằng chéo trước.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật:

Trước đây: mổ mở bắt vít hoặc găm kim. Nhược điểm của mổ mở: Phải mở khớp gối, tạo những tổn thương tại bao khớp và các thành phần quanh khớp, dễ nhiễm trùng, tập phục hồi chức năng khó khăn do đau vết mổ. Những trường hợp mảnh bám vỡ nhiều mảnh nhỏ, không thể bắt vít. Găm kim dễ bị trôi kim vào khớp trong quá trình tập luyện.

Ngày nay: nội soi khâu lại chỗ bám bằng chỉ thép hoặc chỉ không tiêu. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi: không gây tổn thương phần mềm nhiều, hạn chế tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng, thời gian phục hồi nhanh. Có thể áp dụng cho cả những mảnh bám vỡ phức tạp. Ngoài ra, qua nội soi khớp, xử lý luôn nhưng tổn thương khác nếu có như rách sụn chêm, tổn thương dây chằng chéo, tổn thương sụn khớp…


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X