Hotline 24/7
08983-08983

Cơ địa "dễ dị ứng thuốc", có được tiêm vắc xin COVID-19?

Câu hỏi

Chào bác sĩ,

Con từ nhỏ bị di truyền máu phong, ăn thịt bò, gà, vịt thì khắp người ngứa toàn thân, uống thuốc tây thì khỏi. Năm 21 tuổi con ăn cơm thịt bò thì bị ngứa khắp người, rất khủng khiếp, đi bác sĩ thì hết. Năm 22 tuổi thì ngứa khắp người trở lại đi bác sĩ uống thuốc tây không khỏi, con mới chuyển qua bắt mạch (lương y họ nói con bị máu phong) uống thuốc tàu thì khỏi.

Năm 25 tuổi con bị ho, uống thuốc tây, bị cảm, sốt, uống thuốc delconzen thì bị nổi mề đay ngứa khắp người, y như hàng triệu con côn trùng cắn rất mệt mỏi kiệt sức. Con uống nước lá hoàn ngọc (cây thuốc nam) lúc nước còn nóng thì khỏi, từ đó đến nay mỗi lần bị cảm sốt con chỉ cao gió, ăn cháo nóng, uống nước cam vắt, không dám uống thuốc tây. Con xin làm phiền hỏi bác sĩ tiêm ngừa vắc xin COVID-19 được không? Con cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

(ZL Tin Le)

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Hình minh họa

Chào em,

Thứ nhất, em cứ đăng ký chích ngừa vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của phường xã, cơ quan, còn việc quyết định em có chích được hay không đã có khâu khám sàng lọc trước tiêm ngừa quyết định.

Tất cả những trường hợp có tiền căn nghi ngờ dị ứng thuốc thì đều cần phải báo với nhân viên y tế ở khâu khám sàng lọc trước tiêm ngừa.

Theo Hướng dẫn sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn, dị ứng môi trường, thời tiết… đều có thể được chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu tình trạng bệnh dị ứng cũ đã ổn định.

Một số người có thể được chỉ định tiêm vắc xin nhưng cần sự thận trọng đặc biệt, bao gồm: Những người có tiền sử dị ứng tức thì với nhiều loại thuốc, dị ứng vắc xin, hội chứng quá mẫn với aspirin và thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiền sử phản vệ không rõ nguyên nhân hoặc bệnh lý tế bào mast.

Phản vệ sau tiêm phòng vắc xin là dạng tai biến không thể dự báo trước, có thể xảy ra ở cả những người không có tiền sử dị ứng.

Tất cả bệnh nhân nếu từng ghi nhận phản vệ độ 2 với thuốc/bất kỳ thứ gì mà tới BV cấp cứu thì cũng sẽ có giấy xác nhận của bv trong lần nhập cấp cứu.

Nếu em không có tờ giấy xác nhận này, chuyện dị ứng nặng với thuốc của em là chưa được xác định.

Mà thiệt ra, mức độ dị ứng của em chủ yếu là ngứa khắp người, nhưng mà vẫn còn đáp ứng với thuốc Tây, đâu có lần nào khó thở nhập cấp cứu đâu, cho nên phản ứng phản vệ chỉ ở độ 1 mà thôi.

Hiện nay, với quỹ vắc xin hiện tại và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và còn kéo dài chưa biết bao giờ dứt, việc chích ngừa phòng COVID-19 không còn tính bắt buộc với người dân nữa, mà ai ai cũng mong chờ được chích vắc xin hết.

Những trường hợp có nguy cơ dị ứng thuốc (như trường hợp của em), hay người có bệnh lý nền phức tạp, hay người trên 65 tuổi sẽ ưu tiên chích Moderna hoặc Pfizer, khi có đủ hàng, đừng bỏ lỡ.

Vì cơ địa em đã "dễ dị ứng thuốc" rồi, nên lỡ mắc COVID-19 là càng mệt mỏi hơn nhiều vì có thể phải dùng nhiều thuốc lắm.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X