Hotline 24/7
08983-08983

Chụp X-quang liên tiếp trong nhiều tuần gây nguy hiểm?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, 1/ Chị tôi năm nay 43 tuổi. Bác sĩ Hóc-môn chẩn đoán bị viêm phổi nặng nhiễm virus gì có tên nosetta. Bác sĩ nói còn độc hơn con virus lao nữa. Khi thăm khám bác sĩ khám đã chỉ định chụp X-quang và bắt nhập viện đến thời điểm. Bây giờ được 1 tuần bác sĩ điều trị lại bắt chụp X-quang nữa, vì thấy chị tôi có ho vài cái vào buổi tối và có đàm. Bác sĩ điều trị còn nói nếu không hết bệnh sau khi chụp X-quang lần 2 này thì sẽ chuyển xuống BV Phạm Ngọc Thạch. Vậy thưa bác sĩ, nếu chuyển viện thì bác sĩ bắt chụp X-quang nữa thì sao. Đã chụp 2 lần cách nhau 1 tuần có ảnh hưởng gì không? Nếu trường hợp xấu phải chuyển viện thì mình xin bác sĩ ở bệnh viện mới không chụp được không? Nếu không thì trong vòng 2 tuần chụp 3 lần nguy hiểm như thế nào? 2/ Nhà tôi bên nội ngoại không ai bị bệnh phổi thì tại sao bị nhiễm con virus nguy hiểm này? 3/ Con virus này có lây lan không nếu uống chung ly ăn chung chén có sau không? Xin bác sĩ tư vấn giúp 3 câu hỏi trên. Tôi xin cảm ơn bác sĩ nhiều. (Nhung - luoithep…@gmail.com)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Phim X-quang phổi được chụp dựa trên nguyên lý sự xuyên thấu của tia X qua các mô trên cơ thể. Mỗi loại mô có mức độ hấp thụ tia khác nhau. Tia X cũng tương tự như ánh sáng mắt thường nhìn thấy nhưng có năng lượng cao hơn, do đó có khả năng phá hủy các mô mà nó đi qua khi đạt nồng độ gây hại. Tuy nhiên, năng lượng tia X chụp X-quang hiện nay đã được điều chỉnh để đạt được độ an toàn cao nhất mà vẫn đem lại lợi ích chẩn đoán.

Theo tính toán của Ủy ban Quốc tế về An toàn bức xạ, mức độ gây hại của một phim X-quang ngực tương đương với lượng nhiễm xạ tự nhiên trong vòng 10 ngày (trong môi trường sống của chúng ta cũng tồn tại các nguồn phóng xạ tự nhiên bạn nhé). Và lợi ích của việc chụp phim rõ ràng là vượt xa những nguy cơ mà nó mang lại.

Do đó, không có lý do gì mà bạn lại ngăn cản bác sĩ thực hiện đúng chuyên môn của mình, nhất là trong trường hợp bệnh của chị bạn đang trầm trọng, có nguy cơ phải chuyển tuyến trên; nguy cơ tử vong trước mắt vượt xa nguy cơ do nhiễm xạ lâu dài gây ra.

Dựa trên mô tả của bạn, bác sĩ không thể nhận ra loại virus nào có tên tương tự như vậy cả. Và tôi nghĩ bạn đã nhầm lẫn giữa khái niệm vi khuẩn và virus, có lẽ bạn cần hỏi kĩ hơn bác sĩ điều trị để có thông tin chính xác về vấn đề này. Do đó, bác sĩ chưa tư vấn cho bạn được về lý do tại sao chị của bạn bị nhiễm, khả năng khỏi bệnh khi xuất viện cũng như tiên lượng của bệnh được.

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X