Hotline 24/7
08983-08983

Chụp CT phổi 2 lần trong 20 ngày, nguy hiểm không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ. 

Em 25 tuổi có bị COVID-19 đã tiêm 3 mũi vắc xin. Sau âm tính COVID-19 10 ngày vẫn còn ho có đờm rất nhiều kèm thở khò khè nên đã đi khám và có chụp CT phổi 32 dãy không cản quang nhưng phổi không sao. Bác sĩ kết luận viêm họng viêm xoang cấp. Bác sĩ có cho thuốc kháng sinh về uống 7 ngày nhưng không khỏi vẫn ho nhiều thở khò khè thở gấp về đêm. 

Sau 20 ngày sau em lại tiếp tục đi khám. Bác sĩ lại chỉ định CT phổi 32 dãy không cản quang vì khi nghe phổi bằng ống nghe thấy thở rít. Em có nói đã chụp CT cách 20 ngày nhưng bác sĩ vẫn chỉ định chụp lại. Kết quả CT phổi bình thường. Kết luận co thắt phế quản.

Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp em. Em chụp CT phổi 32 dãy 2 lần không cản quang trong 20 ngày có hại không ạ? Và mức bức xạ 32 dãy mỗi lần là bao nhiêu mSv ạ?

Vì em tìm hiểu trên mạng CT nhiều trong thời gian ngắn tăng nguy cơ ung thư nên rất lo lắng. Mong bác sĩ giải đáp giúp em với ạ.

Em chân thành cảm ơn!

(Nguyễn Ngọc Phương - anhhs...@gmail.com)

Trả lời

Chụp cắt lớp vi tính là thành tựu vượt bậc trong chẩn đoán hình ảnh, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh...

Chào bạn Ngọc Phương,

Mỗi lần chụp CT-scan ngực, cơ thể bạn sẽ bị phơi nhiễm khoảng 1.5 đến 7 mSv phóng xạ.

Về mặt lý thuyết, mỗi lần tiếp xúc với phóng xạ từ tia X khi chụp X-quang, CT-scan, bạn có nguy cơ bị tổn thương các cấu trúc di truyền của tế bào, nếu tích tụ lâu dần có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các loại ung thư khi lớn tuổi.

Theo kết quả thu được từ một nghiên cứu trên 31462 bệnh nhân trong vòng 22 năm, do bệnh viện Brigham and Women's tại Boston thực hiện, nguy cơ ung thư trọn đời ước đoán liên quan đến CT-scan chỉ cao hơn nguy cơ ung thư trọn đời chung trong dân số khoảng 0.7%, và nguy cơ chính xác thì rất khó tính toán được do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như loại máy chụp, kỹ thuật chụp, tuổi bệnh nhân, cân nặng, vị trí chụp.

Thế nhưng, nhìn chung mức độ tăng nguy cơ ung thư là không đáng kể. Không những vậy, các tia X từ máy X Quang hay CT-scan là phóng xạ ion hoá, thường không tổn tại lâu trong cơ thể mà bị đào thải nhanh chóng, nên lượng tia X sau 1 lần chụp CT-scan thường không tồn tại trong cơ thể đủ lâu để có thể gây tác hại nghiêm trọng.

Nếu bạn có lo lắng quá mức về việc tiếp xúc với các phương tiện hình ảnh học sử dụng tia phóng xạ này thì trong những lần thăm khám sau, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị, có thể bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện chẩn đoán khác tuỳ vào bệnh cảnh nếu như không bắt buộc phải dùng đến CT-scan bạn nhé.

Trong trường hợp của bạn, nếu bác sĩ đã khảo sát phổi cẩn thận và chỉ định các thuốc phun, thuốc xịt phù hợp để điều trị thì bạn nên tiếp tục tuân thủ và tái khám cho đến khi khỏi hẳn bạn nhé!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X