Hotline 24/7
08983-08983

Chức năng thận yếu do nồng độ creatinine máu tăng cao?

Câu hỏi

Em bị gan nhiễm mỡ, men gan và đường huyết cao, huyết áp lúc nào cũng trên 135/100 và đang uống thuốc tây để điều trị bệnh gan. Từ khi mắc bệnh em ăn kiêng đủ thứ, mỗi bữa chỉ ăn nửa chén cơm, tăng cường nhiều rau xanh, trái cây, bỏ nước ngọt, cà phê, rượu, bia, ăn nhạt lại và hạn chết tinh bột... Ngày em uống tầm 3 lít nước lọc. Nhưng 1 tuần gần đây em có cảm giác hay đau lưng vùng thận, nước tiểu vàng đặc và luôn cảm thấy khát nước, nên em đi xét nghiệm chức năng thận thì Creatinin tăng từ 68umol lên 116umol. Bác sĩ cho em hỏi creatinin tăng cao như vậy có nghĩa là chức năng thận đang yếu dần đi phải không? Hay do em đang điều trị bệnh gan bằng thuốc tây nên ảnh hưởng đến chức năng thận? Và làm cách nào để giảm creatinin? Cảm ơn bác sĩ đã đọc và tư vấn giúp em.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Creatinin tăng cao thể hiện tình trạng chức năng thận suy yếu

Chào bạn,

Chức năng thận được đánh giá qua độ lọc cầu thận viết tắt là GFR, được ước tính dựa vào nồng độ creatinine máu. Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận và là chỉ số phản ánh tương đối chính xác chức năng của thận.

Việc đánh giá chức năng thận thông qua creatinine máu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: tăng giả trong một số trường hợp như dùng thuốc, chấn thương, … và giảm giả khi có thai, khối lượng cơ thấp, suy dinh dưỡng, … Ngoài ra, việc tính toán độ lọc cầu thận ước tính dựa trên creatinine còn cần những thông tin khác như tuổi, giới, chủng tộc.

Triệu chứng khát là một dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu nước, đây là cũng là nguyên nhân khiến cho creatinine trong máu tăng. Do đó, trước hết bạn cần bù đủ nước, lượng nước này sẽ thay đổi tuỳ theo hoạt động thể chất hằng ngày, yếu tố khí hậu, chế độ ăn...

Thông thường nên uống từ 2-3 lít/ngày khi đi tiểu thấy nước tiểu vàng nhạt là xem như đủ nước. Lúc này xét nghiệm creatinine máu để đánh giá độ lọc cầu thận mới chính xác. Nếu lo lắng, bạn nên khám thêm chuyên khoa Thận để các bác sĩ làm thêm xét nghiệm nước tiểu giúp đánh giá và trả lời cụ thể cho bạn nhé!

Thân mến.

 

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X