Hotline 24/7
08983-08983

Chích ngừa cúm và viêm phổi cùng lúc được không AloBacsi?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu tên Hương 26 tuổi. Cháu hay bị cảm nhưng kiểm tra sức khỏe (làm xét nghiệm máu, miễn dịch) thì bình thường. Cháu đi khám bệnh được bác sĩ tư vấn là nên đi chích ngừa cúm và viêm phổi. Bác sĩ cho cháu hỏi 2 vacxin này chích ngừa cùng lúc hay sao ạ? Nếu cháu chỉ muốn chích ngừa viêm phổi thì có được không? Cháu cần lưu ý gì trước và sau khi chích ngừa? Cháu xin cám ơn bác sĩ! (Nguyen Thi Huong)

Trả lời

Hương thân mến,

 

Muốn giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và viêm phổi (thường do vi trùng Pneumococcus) thì tất cả mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào (trừ những trường hợp chống chỉ định) cũng nên tiêm ngừa phòng bệnh.

 

Cháu chưa cho AloBacsi biết cháu đang làm nghề gì, vì công việc làm sẽ liên quan đến việc tư vấn mức độ cần thiết chích ngừa 2 bệnh trên hay không (ví dụ: làm công việc chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc người bệnh thì càng cần nên chích ngừa phòng bệnh). Đặc biệt đối với những người có cơ địa hay bị cảm (biểu hiện hệ thống miễn dịch yếu) như cháu  thì việc BS tư vấn cho cháu  chích vắc xin ngừa bệnh cúm và viêm phổi  là hoàn toàn hợp lý.

 

Để ngừa cúm hàng năm và lý tưởng nhất là nên tiêm phòng ngừa vào tháng 10 -11.

 

Hai vắc xin không nên chích ngừa cùng lúc vì trong trường hợp có tai biến hay tác dụng phụ sẽ khó phát hiện được là do loại vắc xin nào, tốt nhất là nên chích 2 loại vắc xin cách nhau 1 tháng.

 

Cháu chỉ muốn chích ngừa viêm phổi thôi thì vẫn được, nhưng như vậy thì chỉ phòng được viêm phổi chứ không phòng được cúm.

 

Trước khi chích, cháu sẽ được nhân viên y tế khám sức khỏe và tìm hiểu tiền sử, bệnh sử có liên quan đến việc chống chỉ định các vắc xin sắp chích (lưu ý không chích khi đang sốt cao do bất kỳ nguyên nhân nào hay đã từng bị phản ứng dị ứng với vắc xin sắp sử dụng).

 

Sau chích, nên ở lại cơ sở y tế 30 phút để theo dõi tại chỗ các tai biến, phản ứng xảy ra sớm.

 

Các phản ứng sau chích ngừa có thể có như: đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ hoặc cao trong vòng 24 - 48 giờ, nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại trong một hay vài tuần, có thể rối loạn tiêu hóa, chán ăn một số ít có biểu hiện nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban..

 

Các dấu hiệu nặng sau chích ngừa cần đến cơ sở y tế gần nhất: sốt cao trên 39ºC, co giật, tay chân lạnh, tím tái, khó thở, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.

 

Chúc sức khỏe cháu!

 

 


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X