Hotline 24/7
08983-08983

Cháu bị tiêu chảy 1 tuần, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Thưa BS, Cháu 19 tuổi, bị tiêu chảy, đầy bụng, ợ hơi, mắc ói, đi hiệu thuốc nói triệu chứng thì người ta bán thuốc kiết uống 2 ngày không đỡ. Cháu có ra phòng mạch thì BS kê 6 liều kháng sinh Ciprofloxacin cùng thuốc Omeprazole dùng, không hết tiêu chảy nhưng các triệu chứng có giảm chút ít. Sau 1 tuần cháu vẫn bị tiêu chảy vào buổi sáng, thường đi 3-4 lần liên tục, lần đầu hơi đặc thành khuôn nhưng lần 2-3 thì phân nhầy và có mùi hôi lẫn thức ăn. Cháu đã vào BV khám, sau khi thử máu và siêu âm BS kêu chỉ bị rối loạn tiêu hóa và kê cho uống men vi sinh, Omeprazol cùng thuốc Enterpass, Amylase papain, Simethicone và thuốc Dros-ta. Cháu thật sự rơi vào vào tình trạng stress và rất lo lắng vì tiêu chảy kéo dài. BS cho cháu lời khuyên với ạ. Cháu vẫn đang dùng thuốc của BV kê.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Tiêu chảy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tiêu chảy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trường hợp của em chưa gọi là tiêu chảy kéo dài. Thông thường tiêu chảy hay do các nguyên nhân như nhiễm virus, vi khuẩn toàn thân hoặc đường tiêu hoá, nhiễm độc từ thức ăn gây ra viêm dạ dày - ruột, rối loạn nhu động và hấp thu.

Tiêu chảy của em điều trị không cải thiện có thể do nguyên nhân chưa được xử lý dứt điểm hoặc do chính tác dụng phụ của thuốc. Tâm lý lo lắng, căng thẳng cũng có thể gây nên đau bụng và rối loạn tiêu hoá mà các xét nghiệm tầm soát không tìm thấy bất thường nào.

Hiện tại em đã được BV khám và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm, em nên yên tâm điều trị theo phác đồ và tái khám để BS tìm kiếm thêm nguyên nhân khác khi cần em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào thời gian kéo dài, có ba loại tiêu chảy chính:

- Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong một vài ngày đến một tuần;
- Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 3 tuần;
- Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 4 tuần.

Đối với tiêu chảy nhẹ, việc điều trị thường chỉ là bồi hoàn lại đủ số dịch bị mất. Điều này có nghĩa bạn cần phải uống nhiều nước, hoặc uống các thức uống có chứa chất điện giải. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải đến bệnh viện để truyền nước vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Nếu bạn bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh.

Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể cho bạn uống một loại dung dịch bù nước, đây là loại nước uống được pha chế đặc biệt để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước, đặc biệt là do tiêu chảy. Dung dịch này có thể cung cấp đường, muối và các khoáng chất quan trọng khác đã bị mất trong quá trình tiêu chảy. Dung dịch bù nước đường uống thích hợp cho cả trẻ em và người lớn, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Theo các nhà dinh dưỡng, bạn có thể kiểm soát được tiêu chảy nếu áp dụng một số biện pháp sau:

- Uống nước ép trái cây không đường;
- Ăn các loại thực phẩm chứa kali cao như chuối, khoai tây;
- Ăn các loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn;
- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, bột yến mạch, gạo;
- Hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn;
- Tránh các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và nước giải khát có gas;
- Tránh các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu magiê.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X