Hotline 24/7
08983-08983

Chân bị phỏng và xước do va quẹt, dùng thuốc gì?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Hôm trước em có va quẹt vào chiếc xe hơi, cà rất mạnh đến nỗi dép cũng bị cháy luôn. Giờ chân em vừa phỏng vừa bị xước nặng. Em nên dùng thuốc gì ạ?

Trả lời
Vết phỏng ở chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Vết phỏng ở chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào Ngọc Anh,

Bác sĩ phải thăm khám trực tiếp cho em để đánh giá độ phỏng, diện tích, vị trí, dấu hiệu nhiễm trùng có không, tiền căn dị ứng thuốc ra sao... từ đó mới hướng dẫn cách chăm sóc thích hợp được.

Em cần đến bệnh viện sớm, đăng ký khám khoa Bỏng - Thẩm mỹ hay vào thẳng cấp cứu đều được, em nhé.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Các vết phỏng gây ra những tổn thương đến nhiều lớp khác nhau trong da. Loại vết phỏng và mức độ nghiêm trọng còn phụ thuộc vào số lớp da bị ảnh hưởng từ vết phỏng.

Thường thì vết phỏng được miêu tả dưới dạng phân loại 1, 2, 3. Bây giờ, hầu hết bác sĩ phân loại vết phỏng theo độ dày bao gồm mỏng, vừa phải, hay lớn. Da được cấu thành từ 3 lớp quan trọng: biểu bì (lớp ngoài), chân bì (hạ bì), mô dưới da.

Mỗi lớp tương ứng với từng loại phỏng khác nhau (phải để ý rằng nhiều tổn thương từ phỏng có thể bao gồm cả 3 loại phỏng cùng một lúc):

- Phỏng nhẹ hay phỏng loại 1

Loại này chỉ bao hàm biểu bì, lớp bên ngoài. Hầu hết tất cả mọi người đều quen với vết phỏng này dưới dạng rám nắng.

Dấu hiệu và triệu chứng: Vùng da đỏ, đau sẽ chuyển sang màu trắng khi đụng vào (không bị rộp da hay mủ nước).

- Phỏng với độ dày vừa phải hay phỏng loại 2

Loại phỏng này bao hàm cả lớp biểu bì và một phần chân bì (lớp thứ 2 của da). Loại phỏng này có thể được phân loại như phỏng nhẹ hay phỏng nặng, phụ thuộc vào số lớp chân bì bị ảnh hưởng từ vết phỏng.

Dấu hiệu nhẹ: Vùng da đỏ và đau chuyển sang màu trắng khi chạm vào, bị rộp và chân lông vẫn còn.

Dấu hiệu nặng: Có thể đau hoặc không đau (vết thương có thể sâu đến mức dây thần kinh bị đứt), có thể ẩm hoặc khô (sâu tới mức tuyến mồ hôi bị phá huỷ), có thể đổi sang màu trắng khi vùng da bị chạm vào, lông trên da rụng.

- Phỏng sâu hay phỏng loại 3

Đây là loại phỏng nặng nhất. Vết phỏng thường bao gồm cả lớp biểu bì và chân bì - 2 lớp ngoài của da. Dây thần kinh, huyết quản, nang lông đều bị phá huỷ. Nếu nghiêm trọng, vết phỏng còn có thể ảnh hướng tới xương và cơ.

Nguyên tắc chung trong sơ cứu phỏng ban đầu là cần xả ngay nước lạnh vào vết bỏng càng sớm càng tốt trong 15 - 20 phút để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da. Nếu bạn đang ở ngoài đường, đến vòi nước gần nhất để làm dịu vết phỏng.

Chú ý, chỉ dùng nước lạnh bình thường như nước máy, nước giếng, không dùng nước đá. Sau đó, đắp chỗ bỏng bằng gạc hoặc khăn bông thấm nước lạnh để bớt đau.

Tiếp đến, tùy tình trạng vết phỏng mà có thể mua thuốc trị bỏng bôi tại nhà hoặc đến cơ sở y tế. Nếu tại chỗ bị phỏng có xuất hiện các bóng nước thì không tự ý chọc vỡ chúng.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X