Hotline 24/7
08983-08983

Chàm mãn tính và viêm da tiết bã nhờn có giống nhau không?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Chàm mãn tính và viêm da tiết bã nhờn giống nhau hay khác nhau vậy ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh viêm da tiết bã. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh viêm da tiết bã. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Chàm mãn tính và viêm da tiết bã nhờn đều là 2 bệnh lý về da, bệnh thường kéo dài nhưng là 2 bệnh khác nhau.

Chàm là hiện tượng viêm bì, thượng bì, nguyên nhân rất phức tạp, thường phát sinh do một quá trình phản ứng của da trên một cơ địa đặc biệt dễ phản úng với dị nguyên ở trong cơ thể (hoặc một số rất ít) ở ngoài cơ thể, với biểu hiện tổn thương trên da là những mảng hồng ban, mụn nước thành đám, tái đi tái lại nhiều lần và rất ngứa. Bệnh tiến triển qua các giai đoạn: Hồng ban, mụn nước, chảy nước, đóng vảy tiết, bong vảy và Lichen hóa.

- Giai đoạn hồng ban

Thường bị bỏ qua, bệnh nhân thường bỏ qua không đi khám bệnh, các thày thuốc cũng thường bỏ qua vì nhiều khi dấu hiệu này biến mất không để lại dấu hiệu bệnh lý của bệnh ngoài da, hoặc đây chỉ là dấu hiệu ban đầu của một bệnh ngoài da khác.

- Giai đoạn mụn nước

Đây là đặc trưng cơ bản của bệnh, mụn nước thường tập trung thành từng đám, kích thước to 1 - 2 mm, tương đối đồng đều, phát triển đùn từ dưới lên hết lớp này đển lớp khác, mụn nước tự vỡ (hoặc do gãi) làm chảy nước dịch nhày. Nếu có bội nhiễm thì tổn thương sưng phù nhiều dịch tiết hoặc có mủ.

- Giai đoạn đóng vảy tiết

Bong da và lên da non: Dịch nhày và huyết tương đóng khô lại kèm theo hiện tượng da chết thành mảng bong ra để lại bện dưới là lớp da non nhẵn bóng như vỏ hành hơi sẫm màu nền da hơi chai cộm.

- Giai đoạn Lichen hoá (hằn cổ trâu)

Eczema tiến triển lâu ngày, da càng ngày càng sẫm màu, tăng nhiễm cộm, bề mặt xù xì thô ráp, sờ nền cứng cộm, các hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt như trong bệnh lichen, quá trình này gọi là liken hoá.

Bệnh diễn biến đan xen từng đợt, có thể có chu kỳ phát nặng (hoặc tạm lui) theo mùa. Các giai đoạn của bệnh thường xen kẽ lồng vào nhau, ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất và tồn tại dai dẳng.

Còn bệnh viêm da tiết bã là một bệnh ở da làm cho da khô và bong ra. Viêm da tiết bã làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng da hay tiết dầu, hay gặp nhất là khuôn mặt, ngực và lưng. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những khu vực da dày và khô.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm da tiết bã là một bệnh khá phố biến. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh về thần kinh hoặc có hệ miễn dịch yếu.

Hầu như bất kỳ phần nào của cơ thể có thể có viêm da, nhưng thường nhất là bị ở da đầu, lông mi, lông mày, và hai bên của mũi của bạn. Ngực trên, lưng và các bộ phận có tiết nhiều dầu của cơ thể bạn, chẳng hạn như háng, nách, cũng có thể bị. Các triệu chứng bao gồm gàu, hăm tã, da bong khô, vảy nhờn, ngứa nhẹ, phát ban, da sáp (đặc biệt là sau tai), và da đỏ (đặc biệt bên cạnh mũi và ở giữa của trán).

Viêm da tiết bã có thể xảy ra trên các vùng cơ thể khác nhau. Thông thường, bệnh xuất hiện ở những khu vực da nhờ, bao gồm da đầu, lông mày, mí mắt, mũi, môi, phía sau tai, ở tai ngoài, và giữa ngực.

Các triệu chứng chung của viêm da tiết bã bao gồm:

- Tổn thương da;

- Xuất hiện mảng bám trên diện tích lớn;

- Da nhờn và nhiều dầu;

-
Xuất hiện vảy da màu trắng hoặc hơi vàng và dễ bong tróc;

- Ngứa;

- Da ửng đỏ;

- Rụng tóc.

Việc điều trị tùy thuộc vào vị trí bạn bị viêm da và mức độ nặng của triệu chứng nặng. Dầu gội đầu đặc trị thường được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và người lớn bị viêm da tiết bã ở đầu. Nếu vảy không mềm, bạn có thể dùng một vài giọt dầu khoáng chà lên da đầu trước khi gội đầu.

Trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa cho bạn các loại dầu gội và kem bôi có chứa liều mạnh các chất selenium sulfide, ketoconazole hoặc corticosteroid. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại kem có chứa chất điều hòa miễn dịch để điều trị viêm.

Để hạn chế diễn tiến của viêm da tiết bã, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

- Nên báo cho bác sĩ về những bệnh khác bạn mắc phải và những loại thuốc bạn đang sử dụng, cả kê toa lẫn không kê toa

- Nên sử dụng kem dưỡng da để giữ ẩm cho da và gội đầu bằng xà phòng mỗi ngày hay theo chỉ định của bác sĩ.

- Nên ra ngoài mỗi ngày. Ánh nắng mặt trời có thể giúp chữa trị những triệu chứng của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ về thời gian phơi nắng và đừng quên dùng kem chống nắng.

- Nên báo cho bác sĩ nếu bạn sốt, vết mụn chảy mủ hoặc nếu những triệu chứng không thuyên giảm hay tệ hơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X