Hotline 24/7
08983-08983

Cha mẹ có nên rửa mũi tại nhà cho con không?

Câu hỏi

Vừa qua tôi thấy có trường hợp một em bé 2,5 tháng tuổi ngừng thở khi được rửa mũi bằng nước muối, điều này khiến tôi vô cùng lo lắng. Xin hỏi bác sĩ, trường hợp nào cha mẹ có thể rửa mũi ở nhà, trường hợp nào cần sự hỗ trợ từ các bác sĩ? 

Trả lời

BS Trương Hữu Khanh

BS Trương Hữu Khanh

Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh - Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM

rửa mũi cho trẻRửa mũi cho trẻ không cẩn thận có thể gây viêm niêm mạc và chảy máu mũi

Chào bạn,

Đúng ra việc rửa mũi bé cần hết sức cẩn thận. Em bé 2,5 tháng này bị như vậy là bởi người nhà sử dụng một cái xi lanh hút nước muối sinh lý phun thẳng dô và điều này vô cùng sai lầm, quá nguy hiểm.

Chúng ta đi đâu bị sặc nước dô mũi thì phản xạ đầu tiên là ho sặc sụa, rất khó chịu thậm chí làm cho bản thân muốn bị ngưng thở; chính mình là người lớn mà cảm thấy khó chịu huống chi là em bé. Phản xạ đóng nắp thanh quản lại, phản xạ chặn lưỡi gà để cho nước đừng bị xộc lên xộc xuống đã là chậm rồi đối với bé. Khi bơm nước muối dô mũi chắc chắn sẽ có những giọt đi thẳng vào thanh quản khiến em bé sặc làm co thắt thanh quản tím tái người, điều này tuyệt đối không làm vì cũng sẽ không sạch hơn bằng những biện pháp nhỏ mũi.

Nếu thậm chí khó quá thì người mẹ súc miệng bằng nước muối cho sạch sau đó ngậm và hút nhầy dịch trong mũi ra cho trẻ để trẻ đỡ khó chịu; như vậy mới biết được áp lực nặng nhẹ lên trẻ là như thế nào. Còn những cái xi lanh khi bơm dô mũi trẻ đâu biết được áp lực là như thế nào.

Thậm chí khi dùng những phương pháp xịt cũng có thể làm trầy các niêm mạc mũi; đã có những em bé sau khi xịt nhiều khiến bị viêm niêm mạc và chảy máu mũi. Những cái đó không cần thiết phải làm vì nó không có lợi hơn so với việc chỉ cần nhỏ mũi hoặc bắt sâu kèn - bắt sâu kèn là một phương pháp dùng một tờ giấy thấm, chắc, quấn 2 đầu (1 đầu nhỏ, 1 đầu lớn tùy theo mũi em bé nhỏ như thế nào thì đầu nhỏ dài bao nhiêu) đẩy dô mũi bé sau đó để một chút, khuynh hướng là sẽ hút nước trong mũi trẻ ra và chúng ta kéo ra nhẹ nhàng thôi làm như vậy sẽ an toàn cho trẻ.

Riêng trong bệnh viện có những tình huống người ta phải sử dụng dụng cụ có đo áp lực và dụng cụ phải có khử trùng bằng cách hấp vô trùng hoặc thậm chí dùng một lần rồi bỏ rất an toàn và bảo đảm không có vi trùng ở ngoài dô được; cần thiết lắm người ta mới làn nên ở gia đình chúng ta không nên tìm hiểu và áp dụng làm gì.

Thân mến.

(Trích từ GLTT Rửa mũi bằng nước muối tại nhà cho trẻ cần lưu ý gì?)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X