Hotline 24/7
08983-08983

Cách đọc hiểu chỉ số SG và Pro/Cre

Câu hỏi

Chào BS ạ,

Khoảng thời gian từ tháng 5/2022 con thường xuyên bị tiểu nhiều, đôi lúc tiểu xong sẽ có cảm giác muốn đi tiểu tiếp. Con có tiền sử bị viêm đường tiết niệu (đã điều trị khỏi ).

Con đã đi khám tổng quát và trong bảng phân tích nước tiểu các chỉ số đều bình thường riêng có 2 chỉ số nằm ngoài bảng tham chiếu, vậy xin cho con hỏi 2 chỉ số đó có ý nghĩa gì và có thể con đang mắc bệnh gì ạ?

Thông tin 2 chỉ số bất thường trong bảng phân tích nước tiểu: SG... 1.006 (khoảng tham chiếu 1.01 - 1.025) Pro/Cre... 33.9 mg/mmol (khoảng tham chiếu không ghi gì cả)

(Phan Hồng Quế - phanhong...@gmail.com)

Trả lời

Cách đọc hiểu chỉ số SG và Pro/CreXét nghiệm nước tiểu là một phân tích sức khỏe nhằm phát hiện và quản lý một số rối loạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lý về thận hay tiểu đường

Chào bạn,

Tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt, hoặc tiểu khó là những vấn đề thường gặp của đường tiểu dưới. Nếu có kèm triệu chứng tiểu rát, tiểu gắt buốt, tiểu đục thì rất có thể do nhiễm trùng tiểu.

Nếu không có tiểu rát buốt, tiểu đục thì nguyên nhân có thể là tắc nghẽn đường tiểu dưới (do sỏi, phì đại tiền liệt tuyến,…).

Do bạn đã từng nhiễm trùng tiểu, nên cần tầm soát các yếu tố thuận lợi dẫn đến nhiễm trùng tiểu.

Các yếu tố này có thể là dị dạng đường niệu, tắc nghẽn đường tiểu, đái tháo đường, vệ sinh cá nhân chưa đúng,…

Về bất thường kết quả xét nghiệm nước tiểu như sau:

- SG (Tỉ trọng của nước tiểu): biểu hiện khả năng cô đặc hay pha loãng nước tiểu của thận. Khoảng tham chiếu giá trị có thể thay đổi tùy phòng xét nghiệm, nên với giá trị xét nghiệm của bạn, chỉ có thay đổi chút ít với khoảng tham chiếu, do đó đây không phải là bệnh lý.

- Tỉ lệ Protein/Creatinin nước tiểu: dùng để phát hiện protein trong nước tiểu. Thông thường, không có protein trong nước tiểu, nếu có đó là bệnh lý. Tỉ lệ Protein/Creatinin nước tiểu thông thường <15 mg/mmol.

Bất thường của kết quả xét nghiệm này có thể do tình trạng nhiễm trùng tiểu hoặc do các bệnh lý tại thận gây nên.

Do đó, để chắc chắn, bạn nên tái khám với bác sĩ chuyên khoa thận niệu để được thăm khám và điều trị thích hợp bạn nhé.

Thân mến!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X