
Xơ hoá cột bên teo cơ (ALS) thường bắt đầu với sự yếu cơ ở tay hoặc chân, hoặc nói lắp. Sự yếu cơ dần lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Yếu cơ ở cột sống và cổ sẽ dẫn đến đầu bị gục xuống. Teo cơ và co giật ở lưỡi (rung cơ cục bộ) là những triệu chứng khá phổ biến sau đó.
Ở giai đoạn cuối của bệnh, người bệnh có thể bị liệt cơ vận động, dẫn đến khó khăn khi nói, ăn uống và hô hấp. Tuy nhiên, xơ cứng cột bên teo cơ không ảnh hưởng đến các giác quan như thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác.
Hiện nay chưa có phương pháp nào giúp đảo ngược tiến trình của bệnh ALS, điều trị chủ yếu nhằm làm chậm diễn tiến bệnh, ngăn ngừa biến chứng và giúp người bệnh sống thoải mái, ít bị phụ thuộc hơn.
Các thuốc đã được phê duyệt để nhằm làm giảm diễn tiến bệnh bao gồm Riluzole, Edaravone - tuy nhiên cũng có một vài tác dụng phụ và hiệu quả chưa phải là tuyệt đối. Nhìn chung tiên lượng bệnh khá xấu, trung bình người bệnh chỉ có thể sống thêm được 3 năm sau khi chẩn đoán, khoảng 15% sống thêm được 5 năm. Những trường hợp có yếu tố di truyền thường chỉ sống khoảng 1 năm sau đó.
BS rất tiếc vì mẹ của bạn đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này. Việc bây giờ cần làm là giúp cho bệnh chậm tiến triển và cho bà một cuộc sống thoải mái về mặt tinh thần, cải thiện chất lượng sống.
Bạn nên đưa mẹ tái khám chuyên khoa Nội thần kinh thường xuyên, theo lịch hẹn để BS điều chỉnh phác đồ đúng thời điểm, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì sức cơ, sức đề kháng. Tập luyện là hữu ích để hạn chế cứng khớp, giảm đau nhưng không nên tập quá sức.
Gia đình nên chia sẻ, quan tâm nhiều hơn để hỗ trợ về tinh thần, cũng như quan sát sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân để phát hiện những vấn đề liên quan tới ăn uống, hô hấp, nhằm can thiệp y tế (đặt sonde nuôi ăn hỗ trợ, thở máy không xâm lấn hỗ trợ) khi cần bạn nhé!
Thân mến.
Amyotrophic Lateral Sclerosis hay ALS là hội chứng xơ cứng teo cơ một bên, trong đó bệnh nhân dần trở lên tê liệt do não không còn điều khiển được các cơ bắp vận động của cơ thể. Theo thời gian, cơ sẽ teo dần và ngừng hoạt động, khiến người mắc ALS không thể đi, nói, ăn, nuốt và cuối cùng là không thể thở được nữa. “Ông hoàng vật lý” Stephen Hawking được chẩn đoán mắc ALS năm 21 tuổi và tiên đoán sẽ không sống nổi quá 25 tuổi. Tuy nhiên, ông đã chiến đấu và sống chung với căn bệnh đến giờ vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác này cho đến khi qua đời ở tuổi 76. Nguồn: Zing.vn |