Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh tăng tiểu cầu chữa thế nào và có thể điều trị khỏi không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Em 25 tuổi và có 1 bé. Em mới phát hiện mình bị tăng tiểu cầu, chỉ số cao nhất của là 1.180, em dùng thuốc theo toa bác sĩ chỉ định xuống được 800. Vậy cho em hỏi bệnh này có thể chữa hết không? Em cũng đã làm xét nghiệm tủy mà chưa có vấn đề. Thuốc đã dùng là Sadapron 300, Aspirin 81, Happi 20, Condova 500.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào em,

Bình thường có từ 150.000 đến 450.000 tiểu cầu mỗi microlít máu. Số lượng tiểu cầu trên mức này gọi là tăng tiểu cầu. Tăng tiểu cầu có thể là nguyên phát (không rõ nguyên nhân) hoặc thứ phát (có nguyên nhân).

Tăng tiểu cầu nguyên phát có thể do bất thường của tế bào gốc trong tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu, nguyên nhân thường không rõ, hoặc do di truyền, các tiểu cầu không bình thường.

Tăng tiểu cầu thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân như ung thư ngoài tủy, thiếu máu, mất máu, cắt lách, tình trạng nhiễm trùng, do thuốc.

Theo thông tin em cung cấp thì có khả năng trường hợp của em là tăng tiểu cầu nguyên phát. Tăng tiểu cầu nguyên phát là một trong nhóm rối loạn tăng sinh tủy, không thể chữa khỏi, em phải theo dõi kiểm tra tiểu cầu định kỳ và dùng thuốc suốt đời.

Khi có bệnh này, em cần chú ý:

- Đi khám bệnh thường xuyên theo hẹn của bác sĩ.

- Ngưng hút thuốc lá và kiểm soát các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông, như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol trong máu v.v...

- Theo dõi những dấu chứng của huyết khối và chảy máu và báo cáo ngay cho bác sĩ.

- Dùng các loại thuốc theo quy định:

- Nếu đang dùng thuốc để giảm số lượng tiểu cầu, cần thông báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật, phẫu thuật hoặc can thiệp nha khoa nào.

- Dấu hiệu của xuất huyết nội bao gồm các vết bầm tím, máu hoặc phân đen như hắc ín, nước tiểu màu hồng hoặc có máu, tăng chảy máu kinh nguyệt, chảy máu nướu răng, và chảy máu cam. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu kể trên.

- Tránh dùng các thuốc giảm đau bán tự do ngoài nhà thuốc như ibuprofen (ngoại trừ paracetamol). Các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá nhưng lại hạn chế tác dụng của aspirin.

- Cần nhận biết rằng những thuốc điều trị cảm lạnh, thuốc giảm đau và một số thuốc khác được bán không cần toa bác sĩ có thể chứa ibuprofen.

Thân mến.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X