Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân suy thận mạn liệu có thể thay huyết thanh?

Câu hỏi

Cám ơn bác sĩ đã trả lời, xin cho tôi hỏi là tôi muốn xin vô Bệnh viện Chợ Rẫy thay huyết thanh được không ạ? Nghe nói bác sĩ đã nghiên cứu thay huyết thanh để không phải chạy thận nữa nên tôi nghe mà rất mừng vì thận mình hy vọng được bác sĩ cứu. Xin chân thành cám ơn bác sĩ.

Trả lời
Người bệnh suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Người bệnh suy thận mạn phải chạy thận nhân tạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Như đã tư vấn trước đó, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tức là thận không thực hiện được chức năng quan trọng, nếu không điều trị thay thế thận sẽ nguy hiểm tính mạng, và trường hợp của bạn đã được lên kế hoạch chạy thận nhân tạo.

Nếu muốn bạn vẫn có thể tới khám thận ở Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng không có chuyện thay huyết thanh để không phải chạy thận nhân tạo bạn nhé!

Thân mến.


Mời tham khảo thêm:


>> Suy thận giai đoạn cuối có ghép thận được không?

Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng suy giảm gần như hoàn toàn chức năng của thận. Nếu không được can thiệp điều trị bằng các phương pháp điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ tử vong.

Người bị bệnh suy thận thời kỳ cuối vẫn có thế sống được bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng. Tuy nhiên, những cách này mang tính chất thay thế và nhân tạo, chất lượng cuộc sống của người bệnh không cao. Ghép thận là cách điều trị tốt nhất giúp bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có được cuộc sống bình thường.

Tùy theo thận người cho là người sống hay người chết não, có cùng huyết thống hay không. Nếu cùng huyết thống tỷ lệ sống sau 5 năm là 95-98%, sau 10 năm là 75-85% và sau 20 năm là 50% tùy từng trường hợp. Có nghĩa là có thể sống 15 đến 20 năm nếu điều trị và tuân thủ tốt.

Những lưu ý ăn uống với người bệnh suy thận thời kỳ cuối: Người bệnh suy thận giai đoạn cuối cần hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều protein như: Thịt nạc, thịt gà, cá, trứng, tôm…; Hạn chế thức ăn có nhiều phosphor như các sản phẩm từ sữa, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bia, coca cola…; Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối do thận suy đã mất khả năng thải trừ muối qua nước tiểu; Tránh thức ăn nhiều kali có trong một số hoa quả như chuối, đu đủ và một số loại thực phẩm đóng hộp, một số loại sữa…; Kiểm soát lượng nước vào cơ thể (theo tư vấn của bác sĩ).


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X