Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân mới thay van tim bị táo bón, nên ăn uống thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Mẹ tôi vừa mới phẫu thuật thay van tim, hiện đã xuất viện về nhà. BS có dặn là phải kiêng ăn rau xanh, có ăn thì ăn ít thôi. Nhưng mấy bữa nay mẹ tôi đi cầu hơi khó, chắc là mẹ tôi bị táo bón. Mong BS tư vấn giúp, trường hợp mẹ tôi nên ăn uống thế nào để tránh bị táo bón ạ? Cảm ơn BS!

Trả lời
Bệnh nhân sau thay van tim nên uống nhiều nước để tránh táo bón. Ảnh minh họa
Bệnh nhân sau thay van tim nên uống nhiều nước để tránh táo bón. Ảnh minh họa

Ngọc Nga thân mến,

Rau xanh có chứa nhiều vitamin K, do đó nó làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu mà mẹ bạn đang uống sau phẫu thuật thay van tim. Do đó, lượng rau ăn mỗi ngày không nên thay đổi đột ngột (lúc nhiều quá, lúc ít quá) vì nó sẽ làm thay đổi đáng kể tác dụng chống đông máu của thuốc.

Điều quan trọng nhất là mẹ bạn phải được xét nghiệm định kỳ về chức năng đông máu (Ví dụ: INR) theo chỉ định của BS điều trị để BS điều chỉnh thuốc nếu cần và tư vấn về chế độ ăn thích hợp.

Một số thức ăn và cách sinh hoạt hằng ngày có thể giúp tránh táo bón như: uống đủ nước (2- 3 lít mỗi ngày, tùy tình trạng vận động nhiều hay ít, nhiệt độ môi trường cao hay thấp), vận động thường xuyên (đi bộ, tránh nằm tại chỗ lâu quá), một số thức ăn như khoai lang, bắp, đu đủ chín (nói chung là thức ăn có nhiều chất xơ) cũng giúp ngừa táo bón hiệu quả.

Một số thuốc điều trị cũng có thể có tác dụng phụ gây táo bón, do đó cần tư vấn BS trước khi sử dụng.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thay van hai lá là sự lựa chọn cuối cùng vì nó mang nguy cơ biến chứng cao hơn so với PMBV hoặc phẫu thuật sửa van hai lá. Thay van là cần thiết khi van hai lá trở nên hư hỏng rất nặng hoặc bị vôi hóa, không thể thực hiện nong van hai sửa van.

Trong thay van hai lá, van được thay thế bằng một van nhân tạo. Van nhân tạo có thể bao gồm toàn bộ chất liệu nhân tạo (van cơ học) hoặc có thể được làm từ các van tim của động vật, thường là từ heo (van sinh học). Quyết định loại van nhân tạo để sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi của bạn và xem bạn có thể sử dụng thuốc chống đông máu không.

Tất cả các van tim nhân tạo có xu hướng hình thành các cục máu đông. Tuy nhiên, cục máu đông ít có khả năng tạo nên trên van sinh học so với van cơ học. Vì vậy những người có van tim sinh học thường không phải dùng liệu pháp kháng đông kéo dài. Những người có van cơ học sẽ dùng kháng đông liên tục.

Van cơ học nhìn chung được sử dụng lâu hơn so với van sinh học. Nếu bạn cần thay van hai lá, dưới 65 tuổi, và bạn có thể sử dụng kháng đông, bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo lựa chọn này cho bạn. Nếu bạn trên 65 tuổi, hoặc bạn còn trẻ nhưng không thể sử dụng kháng đông, van sinh học thường được khuyến cáo.

Nếu bạn bị hẹp van hai lá, bạn cần phải đến khám các chuyên gia tim mạch để quyết định phẫu thuật có cần thiết hay không, sau đó lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân của bạn.

ThS.BS.CK2 Lê Minh Tú
Trưởng khoa Hồi sức tim mạch, BV Nhân dân 115


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X