
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Những thứ thuốc mà bạn kể trên, theo đông y thì đều là những vị thuốc có tính mát và có cả tính lợi tiểu. Đối với người bị tăng huyết áp thì chia ra 2 thể chính là:
(1) Âm hư: biểu hiện thường là người gầy, nóng trong, lưỡi đỏ ít rêu lưỡi, nước tiểu có xu thế vàng sậm. Ở thể này có thể dùng các loại thuốc này, tuy nhiên khi nào hết các triệu chứng này thì phải dừng lại, nếu không sẽ xảy ra tình trạng phản tác dụng do thuốc mát kéo dài.
(2) Thể đờm trệ: biểu hiện thường là tăng huyết áp ở người mập mạp, lưỡi trắng rêu lưỡi nhớt, người nặng nề...
Với trường hợp này thì không nên dùng các vị thuốc trên. Cũng có thể dùng nhưng phải do bác sĩ đông y kê trong trường hợp đờm trệ đã gây nhiệt.
Một điểm chú ý nữa là các thuốc thảo dược hiện tại vẫn chưa chứng minh có thể thay thế hoàn toàn được thuốc tây để kiểm soát tốt huyết áp, nên vẫn phải sử dụng thuốc tây để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
Với trường hợp huyết áp thấp thì không nên dùng các thuốc có tính mát này mà phải dùng các thuốc có tính ấm nóng như gừng, cam thảo...
Nói chung, khi dùng thuốc thảo dược thì nên có tư vấn hoặc khám bệnh của bác sĩ đông y, không nên chỉ nghe truyền miệng, có thể sẽ không phù hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người.
Chúc ba mẹ bạn và bạn luôn khoẻ mạnh!
Thân mến.
BS.CK2 Nguyễn Xuân Thắng
Phụ trách khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng - BV Nhân dân 115
Phụ trách khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng - BV Nhân dân 115