Hotline 24/7
08983-08983

Ăn chung với người bệnh nám phổi liệu có bị lây?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Người nhà em bị nám phổi, nhưng xét nghiệm âm tính, không phải bệnh lao, bác sĩ điều trị nói không cần cách ly. Một hôm em sơ ý đang đút cháo cho ông ăn thì em bé nhà em 2 tuổi chạy lại đòi ăn, em vô tình đút cho bé 1 muỗng. Vậy em bé nhà em có bị lây không và cách phòng ngừa như thế nào?

Trả lời
Bệnh nám phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh nám phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trước hết cần phải làm rõ bệnh phổi của người nhà bạn có phải là bệnh lao không. Lao phổi thường lây lan qua các hạt khí dung, đàm do bệnh nhân khạc ra, bác sĩ sẽ soi đàm dưới kính hiển vi để tìm ra vi khuẩn lao, nếu tìm thấy thì bệnh được chẩn đoán là lao phổi AFB (+).

Cũng có trường hợp bệnh nhân mắc lao phổi nhưng soi đàm âm tính, tức là lao phổi AFB (-), tình trạng này ít lây lan hơn so với AFB (+) nhưng không có nghĩa là không lây.

Do đó, nếu thật sự ông bị lao phải điều trị kéo dài 6 tháng thì bạn cần thận trọng, cho ông mang khẩu trang, xử lý tốt đàm nhớt và vệ sinh vật dụng cá nhân sạch sẽ, tránh ăn uống chung. Sau khoảng 2 tháng điều trị sẽ không cần cách ly nữa bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nám phổi là hiện tượng phổi xuất hiện những vết nám mờ hoặc đậm, có khi nám đen cả một vùng phổi lớn nhìn thấy được khi xem hình ảnh Xquang phổi.

Có nhiều nguyên nhân gây nám phổi như thường xuyên hít phải khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại,...

Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, phổi bị nám là biểu hiện của nhiều chứng bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, lao phổi.

- Ung thư phổi

Nám phổi là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi nếu người bệnh còn kèm theo các triệu chứng: người mệt mỏi, sút cân không rõ lí do, đau tức ngực, khó thở, ho, ho ra máu, đau xương, khó nuốt.

- Lao phổi

Ở những người bị lao phổi, ngoài nám phổi, còn xuất hiện hiện tượng khó thở, đau ngực, sốt nhẹ về chiều hoặc sốt cao bất thường, khạc đờm, ho ra máu và ra mồ hôi trộm về ban đêm.

Nám phổi là dấu hiệu của ung thư phổi, lao phổi,… Vì thế bệnh có thể phát tán mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, virus… khi nước bọt bắn ra ngoài lúc người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện. Tuy nhiên, nám phổi dễ lây nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh không? Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh nám phổi có lây nhưng không đáng lo ngại như nhiều người nghĩ. Bệnh chỉ lây trong điều kiện môi trường thích hợp, người chăm sóc bệnh nhân không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách điều trị nám phổi hiệu quả nhất là kiên trì uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X