Hotline 24/7
08983-08983

Ám ảnh sợ sai tính toán, mất tập trung, có ý định tự tử, bệnh gì?

Câu hỏi

Em năm nay 20 tuổi. Năm lớp 10 mỗi khi em làm về mảng tính toán thì có một ám ảnh rất kì lạ như sợ sai điều đó khiến em làm một bài toán cả một chục lần. Đến năm 17 tuổi có thuyên giảm cho đến nay. Nhưng gần đây bệnh tái phát về việc em học ngoại ngữ. Ngoài ra em còn bị mất tập trung và hay quên nghiêm trọng (như đi xe trên đường mà em cứ bị phân tâm bởi suy nghĩ lung tung hoặc nghe người nào nói em hoàn toàn không hiểu nội dung và trả lời không đâu vào đâu cả). Em ăn không ngon và suy nghĩ vớ vẩn rất nhiều, đôi khi còn có ý định tự sát. Vậy thưa bác sĩ em bị bệnh gì và nên làm gì ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Việc nhớ lại những gì mình đã làm, đã nói để kiểm điểm xem mình làm có đúng hay không, có thể chỉ là do bản tính cẩn thận mà thôi. Tuy nhiên, khi việc này lặp lại quá thường xuyên, em không có khả năng kiểm soát những suy nghĩ trong đầu mình nữa, lại có suy nghĩ ý định tự sát chẳng vì lý do chính đáng gì, thì đó là dấu hiệu của rối loạn tâm lý - tâm thần.

Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
Bệnh của em cần được điều trị và có thể điều trị được vì phát hiện sớm.

Tuy nhiên, tôi không phải là bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, do đó em vẫn cần phải khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để xác định rõ loại bệnh và điều trị thích hợp.

Để chẩn đoán một người có bệnh tâm thần phân liệt mức độ ra sao, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, bác sĩ phải dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…).

Bản thân mình là quan trọng nhất nên em hãy mạnh dạn điều trị để chữa khỏi cho mình và mang lại 1 cuộc sống tốt hơn, cho mình, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Uống thuốc điều trị tâm thần phân liệt không khỏe, chữa như thế nào?

>>Ảo giác, xuất hiện hành vi bất thường... dấu hiệu bệnh tâm thần phân liệt?

Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Nhiều bệnh nhân bị bệnh từ khi còn rất trẻ và kéo dài suốt cả cuộc đời. Biểu hiện của tâm thần phân liệt là những ý nghĩ sai lệch, không phù hợp của người bệnh, người khách không thể giải thích cho người bệnh hiểu được khi nào là đúng, sai. Người bệnh tâm thần phân biệt thường có hoạt động kỳ dị, lạ lùng do hoang tưởng, cảm xúc nghèo nàn.

Trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi, thậm chí là hoang tưởng nặng.

Các triệu chứng cơ bản của tâm thần phân liệt bệnh học là: Hoang tưởng, ảo thanh, rối loạn suy nghĩ. Bệnh thường kèm theo một số triệu chứng khác ít đặc trưng hơn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X