Hotline 24/7
08983-08983

Kẽm quan trọng thế nào đối với thai phụ và sự phát triển thai nhi?

Trong một thai kỳ, kẽm góp phần vào sự phát triển của mô và DNA của thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt kẽm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sinh non. Vì vậy, bổ sung kẽm trước và trong khi mang thai rất quan trọng, góp phần giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Vậy bổ sung kẽm như thế nào? Bao nhiêu là đủ? Nguồn cung cấp kẽm từ đâu?

Bài viết sau đây của BS Thái Thị Ngọc Khánh - Khoa sản thường - Bệnh viện Nhân dân Gia Định sẽ giải đáp thắc mắc của quý vị về các vấn đề liên quan đến vai trò của kẽm trong thai kỳ.

Kẽm là một trong các khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng với các chức năng của cơ thể, rất cần thiết trong quá trình mang thai. Trong một thai kỳ, sự tăng trưởng, phát triển của mô và DNA trong cơ thể thai nhi phụ thuộc phần lớn vào nguồn kẽm mà cơ thể mẹ có. Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt kẽm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sinh non. Vì vậy, bổ sung kẽm trước và trong khi mang thai rất quan trọng, góp phần giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

Tại sao kẽm là khoáng chất quan trọng đối với thai kỳ?

Kẽm giữ vai trò thiết yếu trong việc xây dựng các tế bào, DNA của em bé, giúp duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể bình thường.

* Đối với thai phụ:

- Giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

- Ngăn ngừa nhiễm trùng trong và sau sinh

- Cân bằng nội tiết tố

- Hỗ trợ sản xuất nhau thai

- Hỗ trợ vết thương (nếu có nhanh lành hơn

- Một số nghiên cứu cho thấy mẹ bầu được bổ sung đủ hàm lượng kẽm cần thiết có thể hạn chế những vấn đề như: tăng huyết áp do thai, sinh non, chuyển dạ kéo dài hoặc băng huyết sau sinh.

* Đối với thai nhi:

- Cung cấp hỗ trợ cấu trúc cho các protein tạo nên các tế bào, tăng trưởng tế bào.

- Tăng cường sản xuất, hoạt động DNA.

- Giúp não bộ bé phát triển bình thường, góp phần vào khả năng học hỏi và phát triển trong tương lai của trẻ.

Khi nào nên bổ sung kẽm?

- Bổ sung kẽm trước khi mang thai: Kẽm góp phần đảm bảo chất lượng của trứng, thúc đẩy lập trình DNA của tế bào trứng hoặc tế bào trứng chưa trưởng thành.

- Bổ sung kẽm trong quá trình mang thai và kéo dài sau sinh khi cho con bú vì ảnh hưởng đến lượng kẽm trong dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.

Bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ?

Kẽm hầu như an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai và cho con bú khi được sử dụng với lượng khuyến cáo 12 mg hàng ngày.

Phụ nữ mang thai và cho con bú trên 18 tuổi không nên dùng quá 40 mg kẽm/ngày, dưới 18 tuổi không nên dùng quá 34 mg/ngày. Việc sử dụng kẽm quá liều hoặc dư thừa kẽm có thể dẫn tới: nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau dạ dày.

Nguồn cung cấp kẽm có từ đâu?

Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng luôn cần thiết đối với mọi người, nhất là phụ nữ mang thai.

Kẽm có mặt trong nhiều loại thực phẩm: Động vật có vỏ (tôm, cua, sò,..), thịt (thịt cừu, thịt bò&hellip, sữa, ngũ cốc và các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng, đậu đỏ tây&hellip.

Bổ sung kẽm bằng thuốc: Việc sử dụng kẽm nên được khám và theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để tránh thiếu hụt hay sử dụng quá mức gây hại cho mẹ và bé.

Tài liệu:

1. Hướng dẫn quốc gia dinh dưỡng phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú 2017.

2. Bianca Carducci, Emily C Keats, and Zulfiqar A Bhutta. Zinc supplementation for improving pregnancy and infant outcome. Cochrane Database Syst Rev. 2021; 2021(3): CD000230.

3. Małgorzata Lewandowska. First Trimester Serum Copper or Zinc Levels, and Risk of Pregnancy-Induced Hypertension. Nutrients. 2019 Oct; 11(10): 2479.

4. Marie Jouanne. Nutrient Requirements during Pregnancy and Lactation. Nutrients. 2021 Feb; 13(2): 692.

5. Samira Khayat. Minerals in Pregnancy and Lactation: A Review Article. J Clin Diagn Res. 2017 Sep; 11(9): QE01–QE05.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X