Hotline 24/7
08983-08983

Hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc da, khoang miệng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Làm mẹ chưa bao giờ là dễ dàng, cần phải học hỏi, trau dồi kiến thức hằng ngày và thường xuyên cập nhật thông tin mới. Trong bài viết dưới đây, TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh trẻ em - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã cung cấp một số bí quyết để chăm sóc, vệ sinh cho trẻ sơ sinh đúng cách mà các bậc phụ huynh quan tâm.

1. Vệ sinh cho trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Việc chăm sóc, vệ sinh đúng cách là điều căn bản khi trở thành các ông bố, bà mẹ. Nhưng nhiều đôi vợ chồng trẻ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ khi lần đầu làm nhiệm vụ thiêng liêng này. Xin hỏi BS, vệ sinh cho trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào trong sự phát triển của em bé?

TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt trả lời: Con người rất đặc biệt so với những loài động vật khác vì khi sinh ra chúng ta không thể tự chăm sóc bản thân mình. Một số con vật khi sinh ra đã tự đi kiếm ăn nhưng đối với trẻ em, ngay khi trẻ vừa ra đời đã bước đến môi trường mà có thể nguy hiểm đối với trẻ. Trẻ sẽ bước ra khỏi “thánh đường lòng mẹ” an toàn để tiếp xúc với môi trường bên ngoài với nhiều tác nhân nguy hiểm. Chính vì vậy khi chúng ta chăm sóc cho trẻ cần chú ý đến vấn đề vệ sinh.

Làn da của trẻ mỏng hơn làn da của người lớn rất nhiều (gần như chỉ bằng một nửa làn da của người lớn). Diện tích da so với khối lượng cơ thể của trẻ lớn hơn người lớn (phần da và phần cơ của em bé nhiều hơn so với người lớn). Vì vậy, “hàng rào” để trẻ tiếp xúc với tác nhân bên ngoài rất nhiều. Đặc biệt hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thành, do đó sẽ yếu ớt và hệ miễn dịch chưa ghi nhớ được nên dễ gặp tác nhân và có thể nhiễm trùng nặng nề ở toàn bộ các hệ thống như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng não,…

Việc vệ sinh ngoài da cho trẻ cũng như các lỗ tự nhiên mắt, mũi, miệng, rốn rất quan trọng giúp trẻ có “hàng rào an toàn” trước mọi tác nhân xung quanh. Từ đó, trẻ có cuộc sống trong những ngày đầu tiên chào đời khỏe mạnh hơn, tốt hơn.

2. Nguyên tắc chung khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh là gì?

Trước khi đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, nhờ BS đưa ra một số nguyên tắc chung khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh các bậc phụ huynh cần nhớ là gì ạ?

TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt trả lời: Phần quan trọng nhất của trẻ là da và các lỗ tự nhiên. Khi chúng ta chăm sóc, đặc biệt đối với da cần tuân thủ các nguyên tắc:

- Giữ ấm: Làn da trẻ rất mỏng manh, đặc biệt lớp mỡ dưới da chưa nhiều như người lớn nên trẻ dễ mất thân nhiệt. Hệ miễn dịch và hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên khả năng điều nhiệt, cũng như khi gặp nhiễm trùng rất khó để điều hòa nhiệt độ vì vậy cần lưu ý giữ ấm cho trẻ.

- Giữ ẩm: Theo nghiên cứu, lớp da của trẻ dễ mất nước hơn so với lớp da của người lớn. Vì vậy sau khi vệ sinh cần lưu ý đến vấn đề dưỡng ẩm cho trẻ.

- Giữ khô: Khi tắm rửa hay vệ sinh các chỗ hở như miệng, mắt, mũi đều phải lau khô. Đặc biệt vùng hậu môn của trẻ là vùng dễ hăm tã nên chúng ta cần lưu ý để giữ khô. Đôi khi, lau bằng khăn ướt và không làm khô kỹ sẽ gây hăm tã cho trẻ.

- Giữ thoáng: Việt Nam khí hậu nóng nên trẻ rất dễ thoát mồ hôi qua da. Nếu không giữ thoáng, đó sẽ là môi trường để các vi sinh vật phát triển. Trên da của chúng ta có những vi trùng thường trú, khi đó vi trùng sẽ sinh sôi, làm da dễ nhiễm trùng hơn. Bên cạnh đó, trẻ rất dễ bị viêm, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hoặc nhiễm trùng máu nên khi nhiễm trùng da sẽ gây ra nhiễm trùng hệ thống rất nguy hiểm.

- Đối với các lỗ tự nhiên: Cần chăm sóc để giữ sạch, hạn chế những tác nhân vi trùng có thể xâm nhập thông qua những lỗ tự nhiên như mắt, mũi, miệng.

3. Trẻ sơ sinh không được vệ sinh khoang miệng đúng cách sẽ gây ra các vấn đề gì?

Trẻ sơ sinh chưa có răng, vì vậy việc chăm sóc khoang miệng chưa được quan tâm đúng mức. Xin hỏi BS, với trẻ sơ sinh có cần thiết phải chăm sóc khoang miệng? Nếu bộ phận này không được vệ sinh đúng cách sẽ gây ra các vấn đề gì ạ?

TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt trả lời: Đối với trẻ sơ sinh, miệng là cơ quan, bộ phận rất quan trọng ở cơ thể. Miệng dùng để ăn, uống, nếm, dùng để thở (vì khe mũi của trẻ đôi khi rất dễ viêm, dễ hẹp) và dùng để giao tiếp. Đặc biệt ở những trẻ dưới 2 tuổi, phát triển hệ thần kinh quanh miệng rất mạnh. Những phản xạ, thể hiện tình cảm sẽ biểu hiện qua miệng nhất là những động tác bú, mút. Nếu không giữ vệ sinh vùng khoang miệng:

- Đối với những trẻ còn bú mẹ, có trào ngược dạ dày thực quản hoặc một số khó chịu nếu không vệ sinh sẽ dẫn đến nấm ở miệng, lưỡi.

- Những trẻ lớn hơn một chút, bắt đầu ăn dặm có thể có răng nếu không vệ sinh sẽ dẫn đến sâu răng, gây ứ đọng các thức ăn do trào ngược hoặc do vệ sinh không kỹ sẽ gây hôi miệng, viêm vùng mũi họng. Đặc biệt nhiều trẻ viêm mũi họng tái đi tái lại do vệ sinh không đúng cách.

4. Nên vệ sinh miệng, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng chuẩn?

Vậy các bậc phụ huynh nên vệ sinh miệng, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng chuẩn, thưa BS?

- Trẻ bị tưa lưỡi, mảng trắng bám chặt vào về mặt lưỡi. Với trường hợp này, phụ huynh nên rơ lưỡi sao cho đúng để mảng bám dễ bong, tránh đau rát hay chảy máu ạ?

TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt trả lời: Đối với trẻ sơ sinh việc vệ sinh rất quan trọng. Trên thế giới khuyến cáo rằng, vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh cần tuân thủ nguyên tắc giảm thiểu sự khó chịu cho trẻ và theo nhu cầu. Nghĩa là chúng ta phải làm sao để việc vệ sinh đạt được sự thoải mái nhất cho trẻ, không bắt buộc bao nhiêu lần một ngày hay một tuần bao nhiêu ngày.

Tuy nhiên, đối với những trẻ vùng mũi họng bình thường hoặc không có bệnh lý của đường tiêu hóa chúng ta có thể vệ sinh hằng ngày hoặc 2 ngày/lần. Nếu trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái chúng ta sẽ vệ sinh sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Giúp giữ vệ sinh miệng và đồng thời tạo thói quen để khi trẻ lớn lên (bắt đầu có răng) việc vệ sinh răng miệng được tốt.

Đối với trẻ sơ sinh, không có ràng buộc về mặt tần suất tuy nhiên khuyến khích tạo thành thói quen cũng như sự thoải mái, dễ chịu cho trẻ. Với những trẻ có trào ngược dạ dày thực quản hoặc hệ miễn dịch yếu, viêm mũi họng chúng ta nên vệ sinh thường xuyên hơn để giúp hạn chế những xâm lấn xuống đường thở bên dưới gây ra viêm phế quản.

Trẻ có mảng bám dân gian gọi là tưa lưỡi hoặc đẹn miệng, nấm miệng sẽ khó chịu và có thể đau. Đa số các trẻ này có bệnh lý về đường tiêu hóa, thông thường là trào ngược dạ dày thực quản. Đây là sinh lý vì đối với dạ dày của trẻ sức cơ khá yếu nên những cử ăn quá dày hoặc trẻ có khó chịu, viêm mũi họng, ho, co thắt sẽ dễ gây trào ngược. Với những trẻ, thức ăn cũ bám lại trên miệng có thể gây đẹn miệng hoặc mảng bám.

Cần lưu ý điều trị nguyên nhân bằng cách tìm hiểu xem trẻ có viêm mũi họng hay không, để chúng ta điều trị dứt điểm. Nếu trẻ có trào ngược dạ dày thực quản sẽ hỗ trợ về mặt tư thế để giảm trào ngược, cũng như điều chỉnh bữa ăn. Nếu cần thiết sẽ dùng thuốc để giảm tình trạng trào ngược và hỗ trợ cho trẻ bằng cách rơ lưỡi.

Khi rơ lưỡi cần lưu ý sử dụng dụng cụ mềm để trẻ dễ chịu. Bế trẻ bằng một tay và tay còn lại rơ lưỡi nhẹ nhàng. Trẻ sơ sinh hoặc nhũ nhi vẫn còn kích thích vùng miệng (thần kinh còn phát triển tốt, thường có phản xạ) do đó khi sử dụng rơ lưỡi:

- Đầu tiên sẽ đặt ở mép miệng để kích thích phản xạ, khi đó trẻ sẽ há miệng hoặc có động tác bú, mút từ đó giúp chúng ta hợp tác với trẻ tốt hơn để vệ sinh.

- Sau đó sẽ làm nhẹ nhàng những niêm mạc bên trong vùng môi, vùng má.

- Tiếp theo đi sâu hơn vào bên trong vùng nướu và rơ đến lưỡi.

Thực hiện nhẹ nhàng, chỉ thấm nhẹ dung dịch dùng vệ sinh lên vùng lưỡi của trẻ. Khi đó trẻ sẽ không khó chịu và hợp tác với chúng ta và có thể thực hiện thường xuyên hơn.

Trong dung dịch rơ lưỡi sẽ sử dụng những sản phẩm phù hợp với từng đặc trưng của trẻ, ví dụ:

- Trẻ có trào ngược sẽ sử dụng một số sản phẩm làm giảm tính axit trong khoang miệng.

- Trẻ có nấm miệng sẽ dùng thuốc kháng nấm giúp trẻ dễ chịu hơn.

Khi rơ lưỡi cần lưu ý sử dụng dụng cụ mềm để trẻ dễ chịu

5. Khi tắm, vệ sinh da cho bé, mẹ cần lưu ý những gì?

Ngày nay, nhiều gia đình vẫn sử dụng các loại lá cây từ tự nhiên đun lên để tắm cho trẻ. Quan điểm của BS về vấn đề này như thế nào? Khi tắm, vệ sinh da cho bé, mẹ cần lưu ý những gì, thưa BS?

TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt trả lời: Tổ chức Y tế Thế giới WHO hoặc các hướng dẫn của nhiều nước trên thế giới, chưa đưa ra một khuyến cáo nào về việc sử dụng sản phẩm thảo dược chưa qua bào chế để tắm hoặc sử dụng trên da trẻ vì có thể tìm ẩn những nguy cơ về kích ứng da. Đồng thời, khi chưa bào chế có thể sẽ có những thành phần không cần thiết nếu sử dụng sẽ không tốt cho làn da mỏng manh của trẻ. Đặc biệt ở những quốc gia có ngành nông nghiệp sử dụng chất bảo vệ thực vật sẽ không tốt khi chúng ta chế biến những chế phẩm đun trực tiếp từ thảo dược và sử dụng cho trẻ.

Các đây 10 năm, ở Bỉ có những sản phẩm chiết xuất từ cúc la mã (Chamomile) sử dụng cho trẻ rất hiệu quả. Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều sản phẩm như vậy để chúng ta có thể lựa chọn. Tiêu chí để lựa chọn những sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh cần lưu ý:

- Không có chất tẩy rửa tổng hợp

- Không có chất tạo mùi tổng hợp

- Không có hương liệu tổng hợp

- Chất Paraben (chất bảo quản) là chất được khuyến cáo không nên sử dụng hoặc hạn chế sử dụng.

Các tiêu chí này có thể tham khảo trên bao bì thành phần của sản phẩm để chọn lựa sản phẩm phù hợp. Đặc biệt, khi sử dụng cho trẻ nên sử dụng một ít để đánh giá xem trẻ có dị ứng hay không sau đó mới tiếp tục sử dụng.

6. Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, mẹ cần nhớ những nguyên tắc nào?

Ngày nay, có quá nhiều các sản phẩm chăm sóc da, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn và tuân thủ những nguyên tắc nào khi sử dụng?

- Như BS vừa chia sẻ, nên lựa chọn sản phẩm có độ pH cân bằng, phù hợp với sinh lý của da. Vậy, độ pH bao nhiêu là cân bằng, phù hợp với da trẻ sơ sinh ạ?

TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt trả lời: Những tiêu chí an toàn cho trẻ sơ sinh khi chọn lựa sản phẩm để chăm sóc, đặc biệt là chăm sóc da:

- Những sản phẩm có tiêu chí 3 không: Không có chất tẩy rửa tổng hợp; không có chất tạo mùi tổng hợp; không có hương liệu tổng hợp.

- Đồng thời lưu ý xem trên bao bì sản phẩm, nếu có chất bảo quản như Paraben hoặc Methylparaben khi sử dụng trên da trẻ lượng nhiều sẽ không tốt.

- Khi sử dụng cần tuân thủ những nguyên tắc về hạn sử dụng của sản phẩm, cũng như dùng thử trên da của trẻ để tránh những kích ứng da ban đầu.

- Nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có chiết xuất từ nhiên nhiên như kim ngân, sài đất,… sẽ hỗ trợ cho làn da trẻ, chống rôm sảy.

- Lựa chọn sản phẩm có thành phần kháng khuẩn tự nhiên.

7. Nước tắm gội kết hợp tinh dầu tràm trà sẽ mang lại lợi ích nào cho làn da của trẻ?

Ngày nay, xu hướng lựa chọn nước tắm gội với chiết xuất từ lá tre non cùng 9 loại thảo dược như cúc la mã, đu đủ, khổ qua, rau má, trà xanh, xài đất, lá khế, cỏ mần trầu, kim ngân hoa.

- Dưới góc nhìn của y học hiện đại, các thảo dược này giúp làm sạch và bảo vệ da trẻ như thế nào? Có giúp phòng ngừa hăm da, mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sẩy cho trẻ? Và liệu có an toàn cho trẻ sơ sinh?

- Nước tắm gội có kết hợp với tinh dầu tràm trà sẽ mang lại những lợi ích cộng thêm nào cho làn da của trẻ sơ sinh thưa BS?

TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt trả lời: Dưới góc độ y học hiện đại, những phác đồ hay hướng dẫn mà các bác sĩ cập nhật đều dựa trên phác đồ của Tổ chức Y tế Thế giới, CDC Mỹ hoặc các hội chăm sóc của châu Âu. Đứng ở góc độ tây y, các quốc gia cũng như Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra những khuyến cáo để sử dụng thảo dược trong sản phẩm dành cho trẻ từ siro ho cho đến những sản phẩm chăm sóc về da.

Y học hiện đại đã có rất nhiều nghiên cứu về các thành phần được chiết xuất từ thảo dược để có thể chứng minh hiệu quả. Những sản phẩm thảo dược này sẽ giúp làm dịu da trẻ, giảm kích ứng, phòng ngừa rôm xảy. Một số sản phẩm thường dùng như tinh dầu tràm, có thành phầm α- Terpineol là chất sát khuẩn tự nhiên và rất nhẹ nhàng, phù hợp cho trẻ.

Về mặt y học cổ truyền cũng như y học hiện đại, tinh dầu có tác dụng làm ấm và sát trùng nhẹ nhàng. Tinh dầu tràm khi cộng thêm vào những sản phẩm tắm gội sẽ giúp làn da trẻ được bảo vệ một cách tốt hơn.

8. Đâu là sai lầm mà phụ huynh cần tránh trong vấn đề vệ sinh cho trẻ sơ sinh?

Thưa BS, em là lần đầu làm mẹ nên còn nhiều bỡ ngỡ. Mong BS tư vấn giúp em, đâu là những thói quen sai lầm mà các bậc phụ huynh cần tránh trong vấn đề vệ sinh cho trẻ sơ sinh?

TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt trả lời: Một số vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh:

- Giữ ấm đến mức ủ trẻ quá kín, quấn trẻ quá nhiều: Áp dụng các biện pháp sưởi ấm, giữ ấm quá mức cần thiết như nằm than lâu. Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp em bé tăng thân nhiệt hoặc em bé bị viêm da mủ do ủ ấm, nằm than quá lâu hay ngộ độc CO.

- Chăm sóc rốn: Đôi khi quen cách cũ là băng bít quá kỹ, không mở thoáng rốn nên rốn của trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.

- Hăm da: Khăn ướt hiện nay rất tiện dụng nên đôi khi sử dụng quá nhiều nhưng chưa lựa chọn những sản phẩm phù hợp với làn da trẻ. Khi vệ sinh chưa giữ nguyên tắc làm khô (lau xong vẫn còn ẩm đã mạc tã cho bé) nên có thể gây tình trạng hâm tả cho trẻ.

- Vệ sinh mắt cho trẻ bằng sữa mẹ: Khi nghe thông tin sữa mẹ rất tốt hoặc sữa non có tính sát trùng nên đã sử dụng trên mắt cho trẻ và gây ra tình trạng viêm giác mạc, viêm kết mạc.

- Lau mát cho trẻ trong khi trẻ rất dễ bị hạ thân nhiệt.

9. Hướng dẫn cách chăm sóc da cho bé theo từng mùa

Em ở ngoài Bắc 4 mùa rõ rệt. Nhờ BS chia sẻ giúp em cách chăm sóc da cho bé theo từng mùa với ạ? Chẳng hạn như mùa hè thì em có nên tăng thời gian, số lần tắm cho bé? Mùa đông thì vài ngày mới tắm một lần có được không ạ?

TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt trả lời: Những khuyến cáo về chăm sóc trẻ và đặc biệt là tắm cho trẻ, trên thế giới xuất phát từ những nước ôn đới (có 4 mùa). Đối với các quốc gia hoặc khu vực có 4 mùa, việc tắm trẻ cũng giống với việc chăm sóc răng miệng là tùy theo nhu cầu của gia đình và của trẻ.

- Trong mùa hè, ở những nước ôn đới hoặc nhiệt đới vẫn có thể tắm rửa 1 - 2 lần/ngày cho trẻ.

- Trong mùa đông, không bắt buộc phải tắm cho trẻ mỗi ngày mà có thể tắm cho trẻ từ 3 - 4 lần/tuần.

Để không phải tắm hằng ngày trong mùa đông mà vẫn giữ vệ sinh cho trẻ cần lưu ý:

- Phụ huynh cần có sự chuẩn bị khi tắm cho trẻ vào mùa hè cũng như mùa đông.

- Vệ sinh thau tắm kỹ càng.

- Sau khi tắm phải giữ khô, lau nhẹ nhàng bằng cách thấm khăn lên da trẻ (không nên chà xát). Các bác sĩ ôn đới khuyến cáo, sử dụng máy sấy để từ xa, mở nhẹ nhàng vùng nếp gấp và sấy khô. Sau đó bôi kem dưỡng hoặc bôi sản phẩm dưỡng da cho trẻ.

10. Sử dụng nước tắm gội của Sachi có thể dùng thêm loại kem đa năng chiết xuất từ cây Phỉ không?

Em dùng nước tắm gội của Sachi vì thấy các thành phần thảo dược từ tự nhiên.

- Bây giờ em muốn dùng thêm loại kem đa năng chiết xuất từ cây Phỉ thì có nên không?

- Và nên dùng sao cho đúng ạ (thoa vùng nào, khoảng cách sử dụng) Vì em sợ dùng nhiều sản phẩm trên da sẽ làm da em bé bít lỗ chân lông.

TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt trả lời: Khuyến cáo đối với làn la của trẻ là nên giữ ẩm vì vậy hoàn toàn có thể sử dụng kem. Tuy nhiên cần lưu ý cách sử dụng phù hợp:

- Sau khi tắm, da phải sạch và khi đã giữ khô sẽ thoa một lớp kem mỏng. Theo nghiên cứu gần đây, thành phần cây phỉ rất tốt cho da, có tác dụng giảm viêm tự nhiên.

- Ở những vùng da khô quá nhiều nên đi khám, để bác sĩ xem xét cần bổ sung thêm những sản phẩm nào khác cho trẻ hay không.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X