Hotline 24/7
08983-08983

Hội thảo Khoa học Quốc tế trực tuyến “Viêm da cơ địa - Rối loạn hàng rào bảo vệ da và cập nhật điều trị”

Ngày 27/3/2022, Bệnh viện Da Liễu Trung Ương với sự đồng hành của Công ty Minthacare, đơn vị phân phối độc quyền nhãn hàng Bioderma tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế trực tuyến “Viêm da cơ địa - Rối loạn hàng rào bảo vệ da và cập nhật điều trị” với sự tham gia báo cáo của các giáo sư, tiến sĩ da liễu Nhật Bản, Việt Nam và sự tham dự của hơn 1000 bác sĩ da liễu đến từ Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar.

Mở đầu buổi hội thảo, GS.TS.BS Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội đã phát biểu khai mạc, giới thiệu khái quát về tình hình bệnh viêm da cơ địa tại Việt Nam và sơ lược về nội dung chương trình.

Buổi hội thảo được tiếp nối bằng chia sẻ của ông Matthieu Rosenblatt, Tổng giám đốc Công ty Minthacare và ThS.DS Nguyễn Trường Vi - Đại diện Y khoa của công ty về tầm nhìn, sứ mệnh, quá trình hình thành và phát triển của Bioderma.

Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong lĩnh vực chăm sóc da ứng dụng công nghệ sinh học, những phát minh đột phá được áp dụng trong từng sản phẩm của Bioderma đã giúp cải thiện sức khoẻ cho làn da, chính điều đó đã đưa Bioderma trở thành một trong các nhãn hiệu chăm sóc da hàng đầu thế giới.

Chương trình được bắt đầu với bài báo cáo “Biểu bì: Suy yếu hàng rào biểu bì và phương pháp điều trị”của GS.BS Akemi Yamamoto, Chủ nhiệm khoa da liễu Đại học Y Asahikawa, Nhật Bản. Với cơ chế chính của bệnh viêm da cơ địa bao gồm rối loạn chức năng hệ miễn dịch và suy yếu hàng rào bảo vệ da, giáo sư đã phân tích ảnh hưởng của ba yếu tố quan trọng (lipid lớp sừng, cầu nối chặt, và Filaggrin) trong hàng rào bảo vệ da đối với sự phát triển của bệnh viêm da cơ địa.

Thông qua đó, giáo sư Yamamoto đã đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng các chất dưỡng ẩm tại chỗ trong viêm da cơ địa đang được điều trị tại chỗ với steroids hoặc tacrolimus. Các nghiên cứu1 cho thấy hiệu quả bảo vệ của chất dưỡng ẩm hằng ngày, giúp giảm 50% nguy cơ phát triển viêm da cơ địa. Do đó cần tiếp tục sử dụng dưỡng ẩm tại chỗ ngay cả khi các triệu chứng viêm da giai đoạn cấp tính đã thuyên giảm.

Tiếp tục đề tài rối loạn hàng rào bảo vệ da là bài báo cáo “Trung bì: Rối loạn lớp trung bì và phản ứng dị ứng” của GS. BS Yukie Yamaguchi, khoa da liễu Đại học Y Thành phố Yokohama, Nhật Bản.

Giáo sư đã giải thích mối liên quan giữa các thành phần lớp trung bì với cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguyên bào sợi trong sự phát triển và duy trì các tổn thương của viêm da cơ địa; đại thực bào có thể được xem là tế bào quan trọng của lớp bì trong việc điều hoà quá trình viêm của da.

Các tiến bộ trong liệu pháp điều trị toàn thân hiện nay tại Nhật Bản như Dupilimumab, Baricitinib, Upadacitinib, Abrocitinib,… đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt hơn trước. Với cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa ngày càng được hiểu rõ, các liệu pháp điều trị đích được phát triển nhiều hơn và chứng minh là có hiệu quả; cần xem xét việc kiểm soát bệnh lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.

Tiếp nối chương trình, TS.BS Yoshiki Tokura, Giáo sư danh dự Trường Đại học Y khoa Hamamatsu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bệnh dị ừng, Giám đốc Khoa da liễu và ung thư da, Viện Y khoa Chutoen, Nhật Bản đã trình bày “Chăm sóc da sau tổn thương hàng rào bảo vệ và dị ứng”. Rối loạn hàng rào bảo vệ da chủ yếu là do khiếm khuyết của các thành phần protein trong lớp sừng, như Filaggrin. Việc sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm thích hợp là cần thiết cho các tình trạng rối loạn hàng rào bảo vệ da.

Theo một nghiên cứu của Hàn Quốc2 năm 2016 về đánh giá hiệu quả của sản phẩm Atoderm Intensive gel-crème (Bioderma, Pháp) trong việc phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ da được thực hiện trên các bệnh nhân viêm da cơ địa từ 2 tuổi trở lên cho thấy sản phẩm giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm hẳn tình trạng khô da, ngứa, và không ghi nhận một phản ứng phụ nào.

Ngoài ra các nghiên cứu3 còn cho thấy việc sử dụng dưỡng ẩm ngay từ khi còn thơ ấu còn giúp ngăn ngừa phát triển bệnh viêm da cơ địa, đặc biệt trên các đối tượng nguy cơ cao và đạt hiệu quả cao khi sử dụng liên tục.

Kết thúc phiên báo cáo là phần trình bày của TS.BS. Nguyễn Thị Hồng Chuyên - Giảng viên Bộ môn Da liễu ĐHYD TPHCM, Trưởng Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da BV Nguyễn Tri Phương “Hiệu quả của dưỡng ẩm trong ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa”. Các rối loạn hàng rào bảo vệ da là những bước đầu tiên trong quá trình phát triển bệnh viêm da cơ địa. Do đó các chất dưỡng ẩm sẽ giúp ngăn ngừa các rối loạn hàng rào bảo vệ da này và ức chế chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus trên da.

Theo các nghiên cứu4,5 thì chỉ có 32% bệnh nhân tuân thủ việc sử dụng sản phẩm tại chỗ và hơn một nửa bệnh nhân viêm da cơ địa dùng các chất dưỡng ẩm ít hơn khuyến cáo. Các bệnh nhân không sử dụng dưỡng ẩm hằng ngày mà chỉ dùng trong giai đoạn phát bệnh. Do đó việc lựa chọn chế phẩm dưỡng ẩm phù hợp với môi trường sống của bệnh nhân là rất quan trọng, giúp bệnh nhân tuân thủ việc điều trị.

Đối với các khu vực có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, cần chọn các chế phẩm dưỡng ẩm có kết cấu dịu nhẹ, dạng gel-crème giúp làm mát và có chứa hàm lượng nước cao. Vào mùa lạnh có thể chuyển sang dùng sản phẩm dưỡng ẩm kết cấu đặc hơn, chứa hàm lượng lipid cao. Việc sử dụng các chất dưỡng ẩm thích hợp và liên tục sẽ giúp hạn chế các đợt tái phát và tình trạng bệnh nặng hơn.

Sau khi kết thúc phần trình bày của bốn báo cáo viên, phiên thảo luận đã diễn ra sôi nổi với rất nhiều câu hỏi từ đại biểu thông qua đường truyền trực tuyến.

Sau buổi hội thảo, có rất nhiều phản hồi tích cực và nhiều bác sĩ mong muốn những buổi hội thảo đầy chất lượng như thế này sẽ được tổ chức thường xuyên hơn.

Minthacare Vietnam, nhà phân phối chính thức của Bioderma tại Việt Nam.

  1. Simpson EL, et al. J Allergy Clin Immunol. 2014 ;134:818
  2. Chun Eook Park, MD, PhD, Kanhnam Scared Heart Hospital. Efficacy of Atoderm Intensive and recovery of skin barrier function in patients with atopic dermatitis aged 2 or more. 68th Annual Meeting of Korean Dermatology Association (Oct 15-16, 2016)
  3. Zhong Y, Samuel M, van Bever H, Tham EH. Emollients in infancy to prevent atopic dermatitis: A systematic review and meta-analysis. Allergy. 2021 Sep 30
  4. Aubert, Ann Dermatol Venereol 2012n Non adherence and topical steroïds
  5. Choi, Quantitative analysis of topical treatments in atopic dermatitis: unexpectedly low use of emollients and strong correlation of topical corticosteroid use both with depression and concurrent asthma, Br J Dermatol 2019

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X