Hotline 24/7
08983-08983

Hỏi ngắn - đáp gọn 1001 thắc mắc thường gặp về thuốc tránh thai (Phần 2)

Trong phần 1 chúng ta đã giải đáp những thắc mắc thường gặp về cách sử dụng, xử trí khi quên thuốc tránh thai… Bài viết này sẽ tiếp tục đáp gọn các vấn đề như có nên dùng thuốc tránh thai trì hoãn kinh nguyệt, thay đổi thời gian uống thuốc thế nào, bổ sung dinh dưỡng như thế nào?...

Có nên dùng thuốc tránh thai để “trì hoãn” kỳ kinh nguyệt?

Đáp: Người phụ nữ có kinh là do lớp niêm mạc trong lòng tử cung bong ra hàng tháng khi hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể giảm. Vì vậy, nếu muốn trì hoãn một kỳ kinh, có thể bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách uống viên tránh thai phối hợp hằng ngày. Loại thuốc tránh thai này bao gồm hai loại nội tiết tố sinh dục nữ là progesterone và estrogen.

Trong trường hợp bạn đang uống thuốc tránh thai: Nếu sử dụng thuốc tránh thai loại 21 viên,thay vì nghỉ 7 ngày khi uống hết vỉ thuốc, thì không nghỉ mà tiếp tục luôn vỉ tiếp theo. Khi nào muốn có kinh thì ngưng uống, và 2-5 ngày sau sẻ ra kinh bình thường. Nếu bạn đang uống thuốc loại vỉ có 28 viên thì trong đó có 7 viên khác màu đó là viên thuốc bổ sắt, ta không nên uống 7 viên khác màu này mà tiếp tục uống vỉ tiếp theo.

Nếu không sử dụng thuốc tránh thai, việc dời ngày kinh tốt nhất là uống ngay từ lúc có kinh ngày đầu tiên và uống liên tục mỗi ngày 1 viên vào 1 giờ nhất định trong vòng 3 tuần loại 21 viên, sau đó uống tiếp luôn 1 tuần nữa, việc dời ngày kinh của bạn sẽ được như ý. Sau khi ngưng uống thuốc hiện tượng ra kinh sẽ xảy ra sau đó vài ngày.

Nếu bạn là người chưa lập gia đình, không để ý việc theo dõi ngày kinh, muốn dời ngày kinh, mà thời điểm kinh nguyệt qua rồi, thì bạn vẫn có thể uống viên tránh thai và thời điểm trước có kinh 2 tuần, mỗi ngày uống 1 viên loại 21 viên và uống liên tục trong 3 tuần rồi ngưng.

Đây là cách dành cho người đột xuất có việc cần phải trì hoãn kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc này không nên lạm dụng nhiều.

Vì sao cần uống thuốc tránh thai đúng giờ?

Đáp: Cơ chế hoạt động chính của thuốc tránh thai hàng ngày là ngăn ngừa quá trình rụng trứng. Vì vậy, để việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày đạt hiệu quả tốt nhất thì cần dùng vào một khoảng thời gian cố định mỗi ngày.

Việc này sẽ giúp duy trì liên tục lượng hormone nhất định trong máu nhằm ức chế quá trình rụng trứng. Trường hợp uống thuốc tránh thai hàng ngày không đúng giờ khiến cho nồng độ hormone trong máu giảm đi, hiệu quả thuốc sẽ giảm xuống dẫn đến nguy cơ hiện tượng rụng trứng có thể xảy ra và có thể mang thai ngoài ý muốn.

Để đảm bảo uống thuốc đúng giờ, các chị em có thể cài chế độ hẹn giờ trong điện thoại để được nhắc nhở mỗi ngày.

Trong trường hợp muốn thay đổi giờ uống thuốc, nên bắt đầu thay đổi khi uống một vỉ thuốc mới (luôn thay đổi theo hướng tiến thời gian lên) với khoảng thời gian trì hoãn không vượt quá 12 giờ.

Đi du lịch nước ngoài, đổi múi giờ, nên uống thuốc tránh thai sao cho đúng?

Hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách | Vinmec

Đáp: Khi đi du lịch ở nước ngoài và có chênh lệch múi giờ, nên tiếp tục uống thuốc theo múi giờ của nước mình. Trong trường hợp không thể thực hiện được có thể thay đổi giờ uống thuốc, nên uống sớm hơn bình thường và không được uống muộn quá 12 giờ.

Uống thuốc tránh thai bao lâu mới có tác dụng?

Đáp: Hiệu quả ngừa thai của thuốc phụ thuộc vào cách sử dụng đúng. Nếu bắt đầu sử dụng thuốc viên tránh thai hàng ngày, bạn phải uống viên đầu tiên vào ngày đầu tiên ra máu của chu kỳ kinh thì hiệu quả ngừa thai cao nhất, bạn không cần phải sử dụng thêm một biện pháp tránh thai nào. Hiệu quả ngừa thai đạt tốt nhất phải sau tuần lễ đầu uống thuốc.

Nên uống thuốc tránh thai vào thời điểm nào, sáng hay chiều, no hay đói?

Đáp: Mặc dù không có quy định giờ uống thuốc tối ưu cho thuốc tránh thai uống hàng ngày. Nhưng tốt nhất nên uống thuốc vào buổi sáng, để trong trường hợp quên thuốc thì có thể uống bù một viên vào buổi chiều hoặc tối cùng ngày.

Thuốc có thể uống cùng hoặc xa bữa ăn đều được. Quan trọng là cần nuốt nguyên viên thuốc.

Tức vú, tăng cân có phải tác dụng phụ của thuốc tránh thai?

Đáp: Đây là 2 tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai hàng ngày. Người phụ nữ có thể sẽ cảm thấy ngực căng tức, cảm giác như sưng lên, chạm vào thấy đau và thậm chí có thể đau dữ dội. Để giảm tình trạng này, các chị em nên mặc áo ngực mềm, giảm lượng muối và và cafein tiêu thụ hàng ngày. Thông thường, căng tức ngực sẽ được cải thiện sau khi dùng thuốc được một vài tuần. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện u cục hoặc đau kéo dài không hết thì cần đi khám bác sĩ.

Tình trạng tăng cân xảy ra do thuốc có thể gây nên tình trạng tích trữ nước trong các bộ phận như hông, ngực. Đặc biệt, nồng độ estrogen trong cơ thể cũng có thể thay đổi kích thước và sự phân tán của các tế bào mỡ.

Ngoài ra, khi dùng thuốc tránh thai, một số chị em còn có thể bị ra má âm đạo (hay gặp nhất trong vòng 3 tháng đầu), buồn nôn, đau đầu, thay đổi tâm trạng, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, khí hư. Trong trường hợp các tác dụng phụ này vẫn còn gia tăng, không cải thiện thì các chị em nên đến khám với bác sĩ để được tư vấn một biện pháp tránh thai khác phù hợp hơn.

Dùng thuốc tránh thai, chắc chắn 100% không “vỡ kế hoạch”?

Natural Cycles, usano l'app come contraccettivo: 37 donne incinte

Đáp: Đối với loại thuốc tránh thai dùng hàng ngày, thì nếu dùng không đúng (không đúng giờ, có ngày quên ngày không) thì hiệu quả ngừa thai chỉ được 92%, còn nếu dùng tuyệt đối đúng giờ không bỏ ngày nào thì có thể đạt được 99%. 1% thất bại còn lại cực kỳ hiếm. (Nguồn: babycenter.com).

Sau khi phá thai nên chọn phương pháp tránh thai nào cho an toàn?

Đáp: Sau phá thai là một giai đoạn hết sức khó khăn cho người phụ nữ, họ vừa trải qua tâm trạng phức tạp giữa việc giữ thai và bỏ thai, sự ảnh hưởng của thủ thuật đến sức khỏe và đời sống tình dục làm cho vấn đề ngừa thai càng trở nên vô cùng quan trọng.

Trong trường hợp các chị em đã sẵn sàng giao hợp lại, có thể sử dụng một số biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả cao như: viên tránh thai dạng uống (dạng thuốc phối hợp hay viên uống chỉ có progestin đều có thể bắt đầu ngay lập tức sau khi phá thai, kể cả ngay ngày làm thủ thuật); thuốc tiêm DMPA, cấy tránh thai Implanon, bao cao su cũng có thể thực hiện ngay lập tức.

Ngoài ra, nếu các chị em muốn chọn phương pháp đặt dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) thì cần lưu ý, chỉ có thể sử dụng biện pháp này nếu không tai biến, lòng tử cung sạch và không biểu hiện của viêm nhiễm. Không nên đặt dụng cụ tử cung ngay sau hút thai trong những trường hợp có thương tổn nặng chưa lành, chưa kiểm soát được băng huyết và thiếu máu cấp tính chưa có tiến triển tốt.

Sau phá thai 3 tháng giữa không nên đặt dụng cụ tử cung ngay, nên chờ trong vòng 4 đến 6 tuần sau cho kích thước tử cung trở về bình thường để tránh vòng rơi tụt.

Nên ăn uống thế nào, bổ sung chất gì khi dùng thuốc tránh thai?

Tăng cường sinh lý nam tự nhiên bằng cách nào

Đáp: Một số loại thuốc tránh thai gây ra vài tác dụng phụ như buồn nôn, ngực mềm, chuột rút, rụng tóc, tăng cân, tâm trạng thất thường, kinh nguyệt không đều...

Vì vậy, trong thời gian dùng thuốc tránh thai, có thể tăng cường những loại vitamin và khoáng chất sau để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn này:

Vitamin B6 có nhiều trong thịt, trứng, sữa, rau xanh, mầm lúa mỳ, gan, đậu phộng, hạt hướng dương, chuối… giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định, làm giảm cảm giác căng thẳng và dễ cáu giận cho những phụ nữ khi dùng thuốc tránh thai.

Acid folic và vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm như cua, cá, lòng đỏ trứng, rau xanh, đậu tương… giúp giảm nguy cơ thiếu máu cho các chị em.

Vitamin C có trong trái cây họ cam quýt, giá đỗ, cà chua, cam, ngày, hạt tiêu tươi, bắp cải, hoa sen gốc, cam, bưởi, chanh, dâu tây, táo tàu, táo gai… giúp đảo ngược những tổn thương da và tóc do ảnh hưởng tiêu cực của thuốc tránh thai.

Sắt, thời gian đầu khi sử dụng thuốc tránh thai có thể xuất hiện hiện tượng ngứa và chảy máu nhẹ vùng âm đạo. Hiện tượng này kéo dài có thể gây nên tình trạng cơ thể thiếu sắt. Vì thế, các chị em nên ăn nấm đen, rong biển, rong biển, rong biển, nấm, gan động vật, máu, thịt, lòng đỏ trứng, đậu nành… để bổ sung sắt cho cơ thể.

Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng các chị em cũng có thể bổ sung thêm một số thực phẩm khác để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Chẳng hạn như sữa đông giàu probiotic và vitamin B, giúp giảm buồn nôn và đau đầu; quả bơ chứa nhiều axit béo omega-3 và folat có thể điều tiết mất cân bằng hormone; hay hạnh nhân giàu các vitamin và các chất chống oxy hóa có thể phòng ngừa tổn thương da, lão hóa sớm; yến mạch sẽ giúp khắc phục tinh trạng cạn kiệt magie trong cơ thể.

Phải làm sao nếu có bầu khi uống thuốc tránh thai?

Đáp: Hiện nay chưa có ghi nhận sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày làm sẩy thai hoặc thai bị dị tật bẩm sinh. Người phụ nữ nên giữ sức khỏe, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt là khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai, khi thai đủ tuần tuổi có thể làm thêm các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai trước khi sinh.

Chảy máu vùng kín sau khi uống thuốc tránh thai hàng ngày, khi nào cần đến bác sĩ?

Đáp: Thông thường trong 3 tháng đầu tiên khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày có thể ra huyết bất thường. Sau thời gian này thì kinh nguyệt sẽ trở lại đều, ổn định. Nhưng nếu sau thời gian này vẫn bị ra huyết hoặc dây dưa bất thường thì nên đi khám bác sĩ.

Phụ nữ mắc bệnh về vú, phụ khoa, cần lưu ý gì khi dùng thuốc tránh thai?

Đáp: Thực tế, những bệnh phụ khoa liên quan đến nội tiết, ví dụ như nội mạc tử cung thì thuốc tránh thai lại có tác dụng tốt. Ngoài tác dụng chính là tránh thai thì nó còn lợi ích phụ thêm là ngăn ngừa bất thường nội mạc tử cung hoặc xấu hơn là ung thư nội mạc tử cung.

Còn về bệnh vú thì thường chỉ chống chỉ định với những người bị ung thư vú, còn những bệnh vú lành tính thì thay đổi sợi tuyến, bướu sợi tuyến vú vẫn có thể dùng.

Phụ nữ không hút thuốc lá trực tiếp, nhưng có hút thuốc lá dạng thụ động, vậy sử dụng thuốc tránh thai có chứa hormone liệu có tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc cục máu đông?

Đáp: Trên lý thuyết thì người hút thuốc lá thụ động cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng về mức độ và chứng cứ thì đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh.

Thực tế, thuốc tránh thai thường có chống chỉ định ở người phụ nữ hút thuốc là và trên 35 tuổi. Còn dưới độ tuổi này người ta không đề cập đến, nhất là vấn đề hút thuốc lá thụ động. Do đó, thường thuốc tránh thai không có chống chỉ định đối với người hút thuốc lá thụ động.

Đang uống thuốc tránh thai hàng ngày, rơi mất 1 viên thuốc có cần mua vỉ mới?

Đáp: Nếu bị mất viên thuốc thì nên mua vỉ mới và lấy 1 viên của vỉ mới uống bù vào viên đã mất. Sau đó tiếp tục sử dụng bình thường. Vỉ mới mua có thể để dành khi nào bị mất viên thuốc khác thì lấy sử dụng (nhưng cần để ý hạn sử dụng của vỉ thuốc đó).

Trong trường hợp mất 1 trong 7 viên giả dược (trong vỉ 28 viên) thì không làm ảnh hưởng tác dụng tránh thai nên không mua vỉ mới để bù vào.

Phải làm sao nếu bị rối loạn kinh nguyệt sau uống thuốc tránh thai?

Đáp: Trong 3 tháng đầu có thể có rối loạn kinh nguyệt (kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn, rong kinh kéo dài, ra máu ngoài kỳ kinh) khi uống thuốc tránh thai hàng ngày. Nhưng nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, kéo dài hơn hoặc có hiện tượng máu kinh vón cục, màu đen, mùi hôi khó chịu… thì nên đến khám với bác sĩ để có chẩn đoán và hướng khắc phục phù hợp.

Để hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do dùng thuốc tránh thai, chị em phụ nữ nên thử thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bao gồm: ăn nhiều rau củ, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm chứa phytoestrogen 0 những hợp chất tự nhiên trong thực vật (đặc biệt là mầm đậu nành), tập thể dục đều đặn, cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, tránh stress.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X