Hotline 24/7
08983-08983

Vào khoa nào của bệnh viện để khám hôi miệng?

Câu hỏi

Khám hôi miệng thì đến khoa nào của bệnh viện?

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Hôi miệng có rất nhiều nguyên nhân, có thể là do sâu răng, nha chu, viêm lưỡi, viêm mũi xoang mạn, viêm họng - amidan cấp, mạn, bệnh của phổi, phế quản, thực quản, dạ dày, gan mật, đường ruột, trào ngược dạ dày thực quản… Việc điều trị chấm dứt tình trạng này còn tùy thuộc vào nguyên nhân.

Bạn có thể mô tả thêm về triệu chứng kèm theo để AloBacsi tư vấn cụ thể hơn. Bạn có thể áp dụng những cách sau để hạn chế hôi miệng:

- Tránh uống các thức uống có gas, thức uống nhiều đường (nước ngọt, nước tăng lực…) vì đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển - nếu có, bạn cần phải đánh răng ngay trong vòng 15 phút sau uống để phòng ngừa rêu lưỡi và hôi miệng, tránh hút thuốc lá, uống trà, café, bia rượu, sữa, các thức ăn chua, cay hoặc quá nhiều gia vị (hành, tỏi…)

- Nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vệ sinh lưỡi đặc biệt là mặt trên của lưỡi, sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng ngăn không cho vi khuẩn phát triển. Sử dụng nước súc miệng, và sau mỗi lần ăn uống hoặc đánh răng nên súc miệng lại bằng nhiều nước, khò kĩ.

- Bạn nên khám lại chuyên khoa Răng hàm mặt để đánh giá lại tình trạng răng, nếu có răng mọc lệch, răng khôn gây khó chăm sóc sức khoẻ răng miệng thì nên xử trí sớm. Cạo vôi răng định kỳ, theo chỉ định của nha sĩ.

- Uống nhiều nước, uống nước thường xuyên để rửa trôi các phân tử gây mùi và vi khuẩn có trong khoang miệng, nhai kẹo cao su có thể hạn chế khô miệng.

Bạn có thể đến bệnh viện đa khoa có các chuyên khoa về Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng, Tiêu hóa Gan mật để nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể cách đăng ký khám.

Trân trọng!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X