Hotline 24/7
08983-08983

Vắc xin ngừa lao là gì, độ tuổi nào cần tiêm ngừa?

Câu hỏi

Tôi muốn hỏi về vắc xin ngừa lao, xin thông tin giúp tôi. Trẻ em thì độ tuổi nào nên tiêm, chi phí ra sao? Người lớn có nên tiêm ngừa lao không? Cảm ơn rất nhiều.

Trả lời

Đối với vắc xin ngừa lao, trẻ chỉ cần tiêm 1 lần duy nhất, không cần tiêm lại. Ảnh: Internet

Bạn thân mến,

Với các thắc mắc của bạn, AloBacsi xin đưa ra một số thông tin như sau:

Vắc xin ngừa lao là gì?

BCG là tên viết tắt của Bacillu Calmette-Guerin, một loại vắc xin phòng bệnh lao. Vắc xin phòng lao BCG có 2 loại là vắc xin BCG sống giảm độc lực và vắc xin BCG chết.

Tuy nhiên, trên lâm sàng, thời gian tồn tại của vắc xin BCG chết tương đối ngắn, nếu sử dụng thì phải lặp lại nhiều lần. Do đó hiện nay chủ yếu sử dụng vắc xin BCG sống giảm độc lực để tiêm phòng lao và chỉ cần tiêm một lần là có thể đạt được hiệu quả phòng bệnh.

Nguyên tắc hoạt động của vắc xin này là cho cơ thể làm quen với mầm bệnh, từ đó sản sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh nếu nó xâm nhập được vào cơ thể con người sau này.

Lịch tiêm ngừa lao

Đối với vắc xin ngừa lao, trẻ chỉ cần tiêm 1 lần duy nhất, không cần tiêm lại.

Tiêm ngừa lao nên thực hiện ngay sau khi sinh, càng sớm càng tốt trong vòng 30 ngày đầu sau sinh. Trong trường hợp trẻ chưa được tiêm vắc xin BCG giai đoạn sơ sinh có thể xét nghiệm Mantoux hoặc kháng thể kháng lao để đánh giá tình trạng nhiễm lao của trẻ, trẻ vẫn có thể tiêm BCG ngoài giai đoạn sơ sinh nếu trẻ chưa bị nhiễm lao.

Hiện nay, vắc xin BCG là một trong các mũi vắc xin bắt buộc, quan trọng không thể thiếu trong Chương trình tiêm chủng quốc gia (miễn phí) cho trẻ sơ sinh. Hoặc có thể tiêm dịch vụ với chi phí tương đối thấp, khoảng trên 100.000 đồng/ mũi.

Người lớn có nên tiêm ngừa lao?

Theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia, vắc xin ngừa lao được chỉ định cho trẻ từ lúc sinh cho đến 12 tháng tuổi. Sau 12 tháng tuổi, việc chủng ngừa lao đem lại kết quả rất hạn chế.

Đối với người lớn, chỉ tiêm vắc xin lao trong những trường hợp đặc biệt (những người có nguy cơ như nhân viên y tế hoặc người phải tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi tiến triển), còn rất hạn chế tiêm phòng lao cho người lớn.

Lưu ý khi tiêm ngừa lao

1. Những trường hợp không được tiêm ngừa lao

Trẻ sơ sinh có thể tiêm phòng lao khi đủ sức khỏe, cân nặng, phát triển ổn định, không mắc các bệnh lý, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt.

Không nên tiêm ngừa lao cho các trường hợp: Trẻ đã bị nhiễm khuẩn lao; viêm da có mủ; Trẻ đang sốt; Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nặng; Rối loạn tiêu hóa; Trẻ mắc các bệnh như: viêm tai, mũi, họng, vàng da hoặc viêm phổi, viêm da có mủ; Những người quá mẫn cảm với vắc xin; Những đối tượng có phản ứng Tuberculin trên da dương tính cao; Người vừa mới tiêm chủng vắc-xin đậu mùa; Những người bị bỏng

Ngoài ra, người bị mắc phải các tình trạng: giảm Gammaglobulin trong máu, bệnh bạch cầu, suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, u lympho, nhiễm HIV hoặc bất cứ bệnh nào có đáp ứng miễn dịch bị tổn thương; hoặc Những người có đáp ứng miễn dịch bị ức chế do điều trị kéo dài bằng liệu pháp ức chế miễn dịch, ví dụ như thuốc chống ung thư, tia xạ, corticosteroid cũng không nên tiêm ngừa lao.

2. Nên chuẩn bị gì trước khi đi tiêm ngừa lao?

Để bé tránh bị đau, quấy khóc, tránh nhiễm trùng các mẹ nên làm những việc sau:

- Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé. Bé có sức khỏe tốt, không mắc bệnh mới nên đi tiêm.

- Mặc quần áo, tã bỉm rộng rãi thoáng mát cho bé.

- Không cho bé bú quá no, để bé đói tránh trường hợp bị hạ đường huyết khi tiêm.

- Thông báo với bác sĩ nếu con vấn đề về sức khỏe như: Ho, sốt, bệnh về da...

Trân trọng!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X