Hotline 24/7
08983-08983

Phẫu thuật tim bẩm sinh tứ chứng Fallot, chi phí bao nhiêu tại Bệnh viện Tim Tâm Đức?

Câu hỏi

Con tôi bị bệnh tim bẩm sinh tứ chứng Fallot. Tôi muốn hỏi chi phí mổ ở Bệnh viện Tim Tâm Đức là bao nhiêu? Xin cảm ơn. (Tran Quoc Viet - quocc…@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Anh thân mến,

Tứ chứng Fallot (hay còn gọi Fallot IV) là bệnh tim bẩm sinh khá thường gặp tại nước ta. Bệnh có 4 tổn thương quan trọng: Lỗ thông liên thất rất lớn, động mạch chủ lệch ra trước (động mạch chủ cưỡi ngựa), hẹp nặng động mạch phổi, dày và giãn thất phải.

Việc tiên lượng, điều trị (nội hoặc ngoại khoa hay kết hợp cả hai), thời điểm và phương pháp phẫu thuật tim bẩm sinh tứ chứng Fallot,… phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nặng của các triệu chứng lâm sàng, mức độ nặng của bệnh, biến chứng đi kèm, sức khỏe và cân nặng của bé,…

Tổng chi phí cho ca phẫu thuật tim bẩm sinh tứ chứng Fallot còn tùy thuộc vào các dịch vụ gia đình chọn. Thông thường, chi phí tại Bệnh viện Tim Tâm Đức sẽ vào khoảng hơn 100.000 triệu đồng. Nếu phẫu thuật tại các bệnh viện công thì chi phí khoảng 60-70 triệu đồng.

Anh lưu ý, trong 3 tháng đầu sau mổ, giữ cho bé tránh bị nhiễm trùng sau mổ, không cho uống nước đá nằm điều hòa dẫn đến viêm phổi. Về dinh dưỡng không cho bé ăn uống lung tung, đúng bữa đúng chất. Để liền xương các vết mổ thì không cho bé leo trèo, vận động. Đặc biệt với riêng bệnh Fallot 4, có thể bé cần duy trì thuốc chống suy tim 3-6 tháng sau mổ. Anh cần cho bé đi tái khám để các bác sĩ chuyên khoa đánh giá, uống thuốc đầy đủ bác sĩ kê đơn. Tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Anh có thể liên hệ trực tiếp đến bệnh viện để được tư vấn kỹ hơn trường hợp của bé:

Bệnh viện Tim Tâm Đức
Số 4 Nguyễn Lương Bằng - Khu Đô Thị Mới Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phú, Q.7, TPHCM
ĐT: 028 5411 0025 - 028 5411 0026 - 028 5411 0027
Email: hospital@tamduchearthospital.com
Website: www.tamduochearthospital.com

Cha mẹ có con bị tứ chứng Fallot cần lưu ý:

- Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ khó thở, mệt, yếu, bứt rứt, tím da niêm tăng…

- Nếu trẻ lên cơn tím, lập tức vỗ về, trấn an trẻ, nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm theo “tư thế gối ngực”: nằm quay sang một bên với hai đầu gối co lên ngực. Tư thế này giúp tăng lượng máu lên phổi, trẻ sẻ bớt tím và đỡ mệt. Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

- Cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn giàu chất sắt (thịt động vật có màu đỏ như heo, bò, rau cải, ngũ cốc, hạt mè, hạt hướng dương, các loại đậu…).

- Với trẻ nhỏ cần đút trẻ ăn chậm và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, cần giữ vệ sinh và giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ quấy khóc, tránh để trẻ bị cảm sốt hay tiêu chảy…

- Với trẻ lớn, trẻ cần uống kháng sinh khi làm thủ thuật hoăc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị nhiễm trùng.

- Tránh cho trẻ vận động mạnh hay đùa giỡn quá nhiều. Tránh để trẻ gắng sức và làm những công việc nặng nhọc.

-  Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ tim mạch để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng 2


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X