Hotline 24/7
08983-08983

Dịch COVID-19 phức tạp, bệnh viện có nhận chạy thận nhân tạo?

Câu hỏi

Bệnh nhân bị tai biến nửa người, suy thận giai đoạn 5 (N18.5), suy tim. Hiện đã không chạy thận kể từ ngày giãn cách xã hội 9/7 đến này 22/7. Bệnh nhân đang có triệu trứng đâu nửa đầu, khó thở, mệt trong người huyết áp không ổn định. Xin hỏi, bệnh viện có nhận bệnh nhân chạy thận bệnh không? (Lý Thiên Phương - Lygiaan...@gmail.com)

Trả lời

Người bệnh thận lọc máu xong về nhà ngay, tắm bằng nước ấm và thay quần áo mới (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

AloBacsi không rõ bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại cơ sở y tế, ở địa phương nào để giải đáp cụ thể hơn về tình hình hiện tại. Tuy nhiên, chạy thận nhân tạo cần được thực hiện định kỳ, tại cơ sở y tế vẫn sẽ đáp ứng nhu cầu điều trị này của người bệnh. Bạn nên liên hệ trực tiếp đến cơ sở y tế bệnh nhân đang chạy thận định kỳ để được hướng dẫn cụ thể.

Với người bệnh chạy thận nhân tạo nhưng đang sinh sống ở các khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và khu vực cách ly y tế do có dịch COVID-19, thì các bệnh viện thực hiện chạy thận nhân tạo phải tăng cường sàng lọc, bố trí buồng chạy thận nhân tạo riêng biệt dành cho người bệnh đang được cách ly tập trung. Đồng thời xây dựng và tuân thủ quy trình phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong suốt quá trình di chuyển người bệnh và trong suốt thời gian chạy thận nhân tạo.

Riêng người bệnh mắc COVID-19 cần chạy thận nhân tạo sẽ được thực hiện tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ (có buồng cách ly áp lực âm chuyên dùng cho chạy thận ở người bệnh mắc COVID-19).

Khi đến bệnh viện người bệnh cần nhớ nguyên tắc sau:

- Cần tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế và nhân viên y tế về giữ vệ sinh tay, vệ sinh đường hô hấp, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khai báo y tế trung thực, khi có các triệu chứng ho, sốt hoặc các vấn đề sức khỏe khác cần gọi điện cho đơn vị lọc máu trước khi đến Bệnh viện.

- Trong phòng lọc máu thường sử dụng máy điều hòa, phòng kín và ít lưu thông không khí, do đó người bệnh cần chú ý đảm bảo vệ sinh, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sau:

- Di chuyển đến Bệnh viện để lọc máu nên dùng xe cá nhân như xe máy, ô tô riêng của gia đình với cửa xe được mở thông thoáng. Chủ động tự cách ly, hạn chế hoặc không tiếp xúc trực tiếp với người khác khi ở nhà cũng như khi lọc máu tại Bệnh viện.

- Người bệnh cần đeo khẩu trang nhiều nhất có thể, đặc biệt khi lọc máu, khi di chuyển và khi tiếp xúc với người khác. Chủ động khai báo y tế, tiền sử tiếp xúc, khu vực đang sinh sống có bị cách ly hay không để được hướng dẫn và giúp đỡ. Báo ngay cho nhân viên y tế những triệu chứng như: Sốt, đau họng, khó thở, nhức mỏi cơ thể, giảm khứu giác.

- Không ăn uống, nói chuyện trong phòng lọc máu. Khi ho, hắt hơi cần che miệng, khạc đờm dùng khăn giấy lau miệng và cho vào túi nilon bỏ vào thùng rác y tế sau đó vệ sinh tay cẩn thận.

- Lọc máu xong về nhà ngay, tắm bằng nước ấm và thay quần áo mới. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân lọc máu, tránh uống nước quá nhiều, tránh ăn trái cây giầu kali…Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thông thoáng, mở cửa sổ, sử dụng quạt vào mùa nóng, hạn chế dùng điều hoà, Rửa tay thường xuyên.

- Liên lạc và báo cáo về tình trạng sức khỏe với nhân viên y tế thường xuyên để được tư vấn sử dụng sử dụng thuốc, chế độ ăn.

- Trong dịch bệnh, cần nâng cao cảnh giác và tinh thần phòng chống dịch trong đó có việc ăn uống, vệ sinh, khoa học, bổ sung vitamin và vận động thể chất phù hợp để nâng cao sức đề kháng.

Trân trọng!

>>> BS.CK2 Tạ Phương Dung: Nên mở rộng lọc màng bụng cho bệnh nhân thận mạn trong bối cảnh COVID-19

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X