Hotline 24/7
08983-08983

Hiểu lầm phổ biến về thực phẩm tăng cường đề kháng cho trẻ mùa dịch

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn cao điểm của COVID-19 là sử dụng các quy tắc phòng ngừa đơn giản nhất và thiết lập lối sống lành mạnh bao gồm: ngủ đúng giấc và đủ giờ, tập thể dục, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bằng thực phẩm cần thiết… Tuy nhiên, việc bổ sung thực phẩm cần phải cân bằng với cơ thể của trẻ, tránh “nhồi nhét” không cần thiết. Dưới đây là những hiểu lầm phổ biến về thực phẩm tăng cường đề kháng cho trẻ mùa dịch.

1. Dùng tỏi để tăng cường miễn dịch

Không chỉ là gia vị không thể thiếu trong gian bếp gia đình, tỏi còn được coi là kháng sinh tự nhiên - vũ khí hữu hiệu phòng ngừa nhiều bệnh như cảm cúm, giảm đường huyết, mỡ máu, phòng chống ung thư. Hàm lượng tỏi an toàn cho một người theo khuyến cáo của các chuyên gia là 1-3 tép/ngày. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng thực phẩm này vì đã có những báo cáo về việc ngộ độc khi ăn tỏi quá nhiều.

Nên ăn tỏi tươi, khô là tốt nhất hoặc chế biến thành giấm tỏi, rượu tỏi. Ngoài ra, khi chế biến tỏi với món ăn khác thì nên đập dập hoặc cắt lát tỏi, sau đó đợi 10-15 phút rồi mới chế biến nhằm tối ưu công dụng của tỏi. Đồng thời, khi chế biến không nên để ở nhiệt độ quá cao; trong trường hợp bạn bổ sung tỏi cho trẻ bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 1-3 tép tỏi trong ngày - tùy vào định lượng món ăn do trong quá trình gia nhiệt, các hoạt chất tốt trong tỏi có thể bị tiêu hao phần nào.

Có thể dùng nhiều hơn 1-3 tép tỏi nếu sử dụng tỏi để nấu nướng, không ăn trực tiếp

2. “Ép” trẻ uống nước cam mỗi ngày để tăng đề kháng

Trên thực tế, vitamin C có trong nhiều loại quả như ôi, bưởi, cam, chanh; các loại rau củ như ớt chuông, súp lơ,… Đồng thời, nhu cầu vitamin C hàng ngày cho trẻ em không nhiều nhưng nhiều bố mẹ không hiểu rõ điều này dẫn đến bổ sung quá nhiều, thậm chí “ép” trẻ uống nước cam để tăng cường đề kháng.

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu vitamin C hàng ngày theo lứa tuổi của người Việt Nam được chia như sau:

-       Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: 25mg/ngày

-       Trẻ em từ 6 tháng - 6 tuổi: 30mg/ngày

-       Trẻ em 7-9 tuổi: 35mg/ngày

-       Trẻ em 10-18 tuổi: 65mg/ngày

-       Người trưởng thành: 70mg/ngày

-       Phụ nữ mang thai, cho con bú 80-90mg/ngày

Dựa trên Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam – NXB Y học (2007), trung bình 100gr ổi chứa 62mg vitamin C, 100gr cam chứa 40mg vitamin C, 40mg với 100gr cà chua, 77mg với 100gr chanh, 95mg với 100gr bưởi, 70mg với 100gr súp lơ trắng, 88mg với 100gr súp lơ xanh, các loại ớt chuông trung bình hơn100mg cho 100gr...

Dựa vào thông số này, cha mẹ có thể bổ sung lượng vitamin C cần thiết với độ tuổi của trẻ bằng đa dạng các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, tránh việc nhồi nhét, “ép” trẻ uống nước cam quá nhiều khiến trẻ sợ hãi, chán ăn. Đặc biệt, nếu bổ sung thừa vitamin C thường xuyên (với người lớn khoảng 1000mg/ngày) có thể dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy, tăng nguy cơ sỏi thận…

Có thể bổ sung vitamin C bằng đa dạng thực phẩm như ớt chuông, súp lơ, cam, ổi, cà chua

3. Biện pháp thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho trẻ

Sức đề kháng của cơ thể có vai trò quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có 2 loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp, trong đó, sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục. Do vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn nóng của dịch nhằm tăng cường đề kháng là rất quan trọng.

- Thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, các khuyến cáo về tiêu thụ thực phẩm phù hợp cho mỗi nhóm tuổi (theo Tháp dinh dưỡng dành cho các lứa tuổi khác nhau do Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế ban hành).

- Protein là nguyên liệu quan trọng để tạo nên kháng thể, do vậy cần cung cấp đủ cho cơ thể. Nên cho trẻ ăn phối hợp thực phẩm giàu protein từ thực vật (các loại đậu, đỗ,…) và thực phẩm giàu protein từ động vật như thịt bò, cá, trứng, sữa. Cần lựa chọn thực phẩm từ các nhà cung cấp uy tín, chất lượng, rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình trong mùa dịch như sản phẩm Thịt bò mát chuẩn Úc BeefDaily, các sản phẩm chế biến từ 100% thịt bò Úc như giò bò Úcxúc xích bò Úc BeefDaily.

- Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết góp phần quan trọng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trẻ như vitamin A, C, D, E, sắt, vitamin nhóm B, sắt, kẽm, selen…

+ Vitamin A: Duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và hệ tiêu hóa. Việc sản xuất các kháng thể trên bề mặt niêm mạc có tác dụng lớn trong việc chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Một số thực phẩm giàu vitamin A và Beta-caroten (tiền chất của vitamin A) như: gan động vật, lòng đỏ trứng hoặc khoai lang, cà rốt,…

+ Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B có nhiều loại khác nhau, chủ yếu là Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12,… có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh, mắt, cơ bắp, các cơ quan, da và tóc, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Các nguồn vitamin nhóm B có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò mát, hoặc sữa, rau xanh…

Thịt bò mát chứa nhiều vitamin tốt cho việc tăng cường đề kháng phòng chống dịch bệnh

+ Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch thông qua hỗ trợ sản xuất interferon – loại protein chống lại các tác nhân gây bệnh, là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Tham khảo thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C ở phần 2 của bài viết.

+ Vitamin D: Vitamin D có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tuần hoàn, tiêu hóa và thần kinh. 80-90% vitamin D tổng hợp ở da dưới ảnh hưởng của tia UV-B, 10-20% còn lại do chế độ ăn uống, chủ yếu là từ các loại thực phẩm như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản,… cho bữa ăn hàng ngày.

+ Vitamin E: Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, các loại hạt và rau có lá màu xanh đậm. Nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin E có thể làm tăng khả năng miễn dịch, giúp cơ thể đề kháng tốt với các tác nhân gây bệnh.

+ Sắt, kẽm: Nguồn cung cấp sắt, kẽm phong phú như thịt bò, các động vật có vỏ và hải sản như hàu và cua. Sắt và kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch.

+ Selen: Selen có tác dụng tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể, là nguyên tố khoáng chất vi lượng quan trọng giúp hệ miễn dịch của trẻ được nâng cao.

Chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng góp phần phòng chống dịch bệnh. Do vậy, cha mẹ cần hiểu đúng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ cũng như gia đình mình trong mùa dịch.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X